CAO BIỀN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH VIỆT NAM [PHÁ TRẤN SÔNG TÔ LỊCH] - Đà Thành Phố

Đà Thành Phố

Tin tuc Da Nang – Bao Da Nang Online, Xem Tin tức việc làm Đà Nẵng trong ngày hôm nay nhanh nhất mới nhất.

Breaking

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

11 thg 11, 2016

CAO BIỀN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH VIỆT NAM [PHÁ TRẤN SÔNG TÔ LỊCH]

[PHÁ TRẤN SÔNG TÔ LỊCH]










CAO BIỀN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH VIỆT NAM.
Phần 1: Nguồn gốc lịch sử:

Nói tới Cao Biền người Trung Quốc thường không quan tâm và không biết tới ông ta! Ở Trung Quốc nói đến phong thuỷ người ta chỉ nhắc đến Lỗ Ban bằng sự nể phục và kính trọng.
Ở Việt Nam do các câu truyện truyền thuyết và tư liệu lịch sử để lại, thì ai cũng biết đến Cao Biền, đã vậy lại thêm những câu chuyện kỳ bí về sự trấn yểm của Cao Biền ở sông Tô Lịch hàng ngàn năm khiến cho ai cũng cảm thấy sợ Cao Biền?!
Vậy Cao Biền đã làm gì để cho người Việt Nam kinh hãi đến vậy?
Năm 865 Cao Biền nhận lệnh Đường Ý Tông tấn công A Nam, được Vi Trọng Tể trợ sức hắn đã đánh bại Hoàng Đế Đại Lễ là Thế Long. Tháng 4 năm hàm thông thứ 7 (866) thì hạ được thành Giao Chỉ giết chết Đoàn Tù Thiên và Chu Đạo Cổ. Được Đường Ý Tông phong chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân cai quản A Nam.
Trong lúc xây thành Đại La, cứ xây đến đoạn sông Tô Lịch hướng tây là bị lở! Một hôm hắn đi dạo ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn ở trên mây, đó chính là Tô Lịch Giang Thần. Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy hắn mơ thấy thần báo mộng rằng: 
" Ta là tinh anh ở Long Đỗ nghe tin ngươi đắp đất xây thành, nên ta đến để hội ngộ cớ sao ngươi còn dám trấn yểm ta?"
Mấy hôm sau Biền chuẩn bị đồ lễ gồm " Người, Vàng, Đá và Gỗ" lại chọn ngày 9-9-866 vào lúc 9 giờ tối rồi làm phép chôn xuống sông tô lịch để trấn yểm! 
Việc đầu tiên hắn cho ngăn sông và nắn dòng chảy đoạn tây thành nay là đường Nguyễn Đình Hoàn, và bên kia là đường Bưởi Hà Nội. Hắn lệnh cho quân sỹ đào đất lên tạo thành một cái hố sâu chừng 6m và rộng mỗi chiều ước chừng 16m. Sau đó Hắn đã viết bùa và làm phép để thu hồn vong linh của các bậc đế vương và các vị thánh thần của ta! Lại viết phép niệm chú thu phục và nhốt các linh hồn đó vào một cái hồ lô đồng, để vào trong một bình gốm chôn sâu dưới lòng sông lại lấy một cái mâm gỗ hình tròn viết phép đè lên bên trên. Sau đó hắn dùng bảy chiếc cọc đóng xuống sông lại bắt bảy người biết làm phép buộc vào cọc để chết cùng và niệm chú với nhiệm vụ giữ trấn cho hắn! Bảy người đó gồm:
Một người biết phép điểm huyệt.
Một người biết phép thổ huyết.
Một người giỏi địa lý.
Một người biết phép gọi gió.
Một người biết phép hô mưa.
Một người biết phép gọi sấm.
Một người biết phép phục quỳ.
Tất cả bảy người này có nhiệm vụ đọc chú trong hồ lô và thu phục các linh hồn đã được hắn nhốt trong đó!
Lại chôn thêm 60 người làm âm binh canh giữ bên ngoài.
Sau khi hoàn tất công việc dưới sông, hắn đã dùng một chiến tướng tên là Chu Dĩnh quê ở Ân Thì Giang Đông nay là tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc cùng các thuộc hạ là: Tẩu Pao, Ất Nhĩ, Nhũ Vương, cùng một người Việt tên là Ông Tín quê ở Hà Đông Hà Nội , và hai nữ tì phục vụ cho Chu Dĩnh. Tất cả những người này tự nguyện chết theo lệnh Cao Biền để lãnh đạo nhóm âm binh này. Tất cả nhóm này được chôn ở trên bờ sông Tô Lịch phía bên đường bưởi theo hình thức "Hoàn Thổ Táng" nghĩa là trả về đất. Hắn làm quan tài bằng đất, rồi cho người vào trong quan tài, họ được mặc quần áo làm từ lá cây, hắn phủ lá cây bên trên lại cho đổ chất men lên phía trên rồi đạy nắp đem chôn, sau 100 ngày những thi thể kia sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn rất nhanh do sức nóng của men và lá cây. Chỉ mấy năm sau thì toàn bộ thể xác của họ bị hoà vào đất và không còn xương cốt, nếu ta đào lên cũng khó phát hiện vị trí quan tài nằm ở đâu vì lúc này toàn bộ đã hoàn thổ!
Xong việc, Cao Biền cho chôn vàng ở bờ sông Tô Lịch để làm lộ phí cho Chu Dĩnh và bọn âm binh.
Ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ Tô Lịch giang thần ở ngay chỗ Long Đỗ ấy và phong cho vị thần là Thần Long Đỗ.
Biền còn cho bà cụ già bán nước ở ven sông tiền vàng nhờ mỗi ngày gieo một hạt đỗ cắm một nén nhang để nuôi âm binh! Ba hôm sau Thánh Tản Viên đã báo mộng cho bà cụ và dạy cách phá Cao Biền, bà cụ nghe lời Thánh Tản đã đổ hết số đỗ còn lại và đốt hết nhang cắm lên trên, sau đó bà cụ đã mang theo vàng bạc mà chốn đi mất. Mấy hôm sau khi đỗ mọc lên, cây thì chết, cây thì ngoặt nghoẹo cong queo! Biền ra kiểm tra thấy vậy hắn tra kỳ môn thì biết Thánh Tản đã bày mưu phá hắn, thế là hắn tức tối đêm về làm bùa phép hôm sau cho lính kiệu lên đỉnh núi ba vì để trấn yểm Thánh Tản! Vừa dán bùa xong bỗng có một tiếng sét lớn đánh tan đạo bùa làm cho Biền rụng rời chân tay, hắn biết là Thánh Tản đã dùng "Ngũ lôi trấn" phá bùa của hắn. Sợ hãi Biền quay về thành cho làm nhiều bình gốm rồi giết người lấy đầu lâu chôn quanh thành thăng long để luyện thiên linh cái nhằm tăng cường âm binh bảo vệ cho hắn. 
Năm 868 Đường Ý Tông triệu Biền về giúp vua trị nước, Biền nổi tiếng khắp nơi đến năm 875 Hoàng Sào người nhà nông buôn muối giàu có đã nổi lên chống lại nhà Đường, lúc này Đường Hy Tông lên làm Vua. Cao Biền được lệnh giúp Vua đánh Hoàng Sào nhưng Biền đã không tấn công Hoàng Sào vì ông này chỉ cướp nhà giàu chia cho nhà nghèo, do vậy Đường Hy Tông đã giáng chức Cao Biền, từ đó Biền kết hợp với Lã Dụng Chi chống lại nhà Vua sau do Lã Dụng Chi tiếm quyền Biền lại kết hớp với Sư Đạc, Tần Ngạn đánh nhau với Lã Dụng Chi, do nghi ngờ Cao Biền làm chân trong cho Lã Dụng Chi cho nên Tần Ngạn đã sai Lưu Khuông Thì là một thuộc tướng của Tân Ngạn đêm 24-9-887 lẻn vào giết chết Cao Biền và thuộc hạ. 
Lại nói đến đền thờ Tô Lịch Giang Thần-Long Đỗ từ ngày Cao Biền lập đền thờ đến sau này khi Vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư về Thăng Long đã cho xây thành, nhưng cứ xây là đổ nên Vua đã đến đền Long Đỗ mà khấn quả nhiên Vua thấy con Bạch Mã đi từ đền đi ra, Vua đã lần theo vết chân ngựa mà xây được thành, do vậy sau này Lý Công Uẩn đã phong là Thành Hoàng của Kinh thành Thăng Long. Và từ đó đền còn được gọi là đền Bạch Mã là một trong tứ trấn Thăng Long toạ ở hướng Đông.
Từ ngày Cao Biền trấn yểm ở sông tô lịch đến nay đã tròn 1050 năm! Trong chiều dài lịch sử hơn một ngàn năm thăng long trải qua biết bao đời từ Lý, Trần, Lê, các đời Chúa Trịnh, thời Nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời đại ngày nay những câu chuyện về Trấn của Cao Biền vẫn âm ỉ trong các triều đại và dân chúng Thăng Long Hà Nội khiến cho tâm lý của nhiều người lo lắng, cũng từ đó mà nhiều câu chuyện huyền thoại được thêu dệt.
Gần đây có câu chuyện " Thánh vật sông tô lịch" kể về sự kiện năm 2009 một công ty nhận thi công kè và nạo vét sông gặp phải trận đồ của Cao Biền, người chết, người điên, người ốm đau bệnh tật,... thiên hạ cũng đồn rằng Thượng Toạ Thích Viên Thành vì cố phá trấn của Cao Biền mà cũng đoản thọ ngay sau đó mấy tháng! Tất nhiên những câu chuyện vẫn là câu chuyện, nhưng rõ ràng ở Việt Nam mấy ai dám đụng vào Cao Biền? Chẳng lẽ Cao Biền ghê gớm thế ư? 
Ở nước ta hầu hết giới khoa học ngoài mồm thì không tin về chuyện tâm linh nhưng trong tâm thì lại đi cầu cúng thánh thần, nói là không tin nhưng cũng chẳng ai dám động vào sông tô lịch.
Chẳng lẽ chúng ta lại thua Cao Biền?

Phần 2: Tìm hiểu và phá trấn của Cao Biền
Tháng 9 năm 2009 vào một buổi tối tôi đã đến địa điểm trên đốt mấy nén nhang và khấn chửi Cao Biền. ( còn nữa )

Hà nội ngày 9-11-2016
Lương Ngọc Huỳnh

Không có nhận xét nào:

BÀI VIẾT MỚI

Au_To_Cad 2023 Toàn năng 1 Click kích hoat 500 license.(Luy ý là cài Online)

  Au_To_Cad 2023 Toàn năng 1 Click kích hoat 500 license.(Luy ý là cài Online) Link : (Pass: Cubin@123) https://drive.google.com/file/d/14...

Blog Archive

728x90 AdSpace

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages