Thần Bếp, Ông Táo qua lăng kính Kinh Dịch Nòng Nọc - Đà Thành Phố

Đà Thành Phố

Tin tuc Da Nang – Bao Da Nang Online, Xem Tin tức việc làm Đà Nẵng trong ngày hôm nay nhanh nhất mới nhất.

Breaking

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

4 thg 1, 2017

Thần Bếp, Ông Táo qua lăng kính Kinh Dịch Nòng Nọc

Thần Bếp, Ông Táo qua lăng kính Kinh Dịch Nòng Nọc

Trần Quang Bình



Truyện Thần Bếp được chép trong sách Việt Nam Văn Học Toàn Thư, 18-1959[1] của Hoàng Trọng Miên và được dẫn lại bởi Vũ Trọng Khánh trong Kho tàng thần thoại Việt Nam [2] có thể tóm lược đại ý như sau:

Có hai vợ chồng tiều phu nghèo không con. Vợ thương yêu chồng, nhưng chồng hay rượu chè, đánh đập vợ. Vợ buồn bỏ đi, gặp túp lều tranh của một thợ săn, xin tá túc. Sau, hai người làm vợ chồng.

Người chồng cũ hối hận, bỏ đi tìm vợ. Tình cờ lạc bước túp lều tranh ấy, đương lúc người thợ săn đi vắng, chỉ có người vợ ở nhà. Người chồng cũ van xin vợ tha thứ và quay trở lại, người vợ cũng động lòng tỏ ý còn thương. Lúc đó người chồng sau về tới. Người vợ bảo chồng cũ ra trốn trong đống rơm. Người thợ săn mang về con thỏ, đem ra đống rơm thui, làm gã chồng cũ chết cháy. Người vợ đau lòng nhảy vào chết theo. Anh thợ săn tưởng mình làm điều bất nghĩa, hối hận lao vào nốt. Trời cảm động trước tình yêu tay ba này, bèn cho cả ba hóa thành vua bếp, dụm đầu thành bộ ba trong bếp lửa.

Một khảo dị khác của truyện Thần Bếp đáng chú ý bởi sự thêm tên tuổi các nhân vật được dẫn bởi Vũ Trọng Khánh trong sách đã dẫn (trích lược):

Ngày xưa có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con. Thị Nhi rất yêu chồng. Nhưng chán về nỗi tính tình của chồng ngày một bạo ngược, hay gây chuyện đánh vợ, nàng nhân một hôm nọ chồng vác cây đánh mình, bèn bỏ đi biệt.

Đến một xứ khác, Thị Nhi lấy một người chồng khác tên là Phạm Lang.

Trọng Cao từ khi bỏ vợ ra đi, đâm ra buồn bực và hối hận bèn bỏ nhà đi tìm vợ. Chàng cứ lần mò đi mãi đến đâu ăn xin đó. Một hôm tình cờ đến gọi cửa nhà Phạm Lang. Thị Nhi nhận ra chồng cũ và đãi cơm rượu. Trọng Cao ăn uống mặc sức. Ăn xong, say quá nằm lăn ra ngủ, Thị Nhi không muốn cho chồng mới biết chuyện, bèn vực Trọng Cao giấu vào đống rơm.

Chiều hôm ấy, Phạm Lang trở về. Trước khi đi ngủ, chàng đốt đống rạ góc vườn để ngày mai bón ruộng, Đến chừng Thị Nhi biết thì Trọng Cao đã chết cháy. Thương chồng hóa ra giết chồng, nàng đau đớn quá, bèn nhảy vào đống lửa đang bốc ngùn ngụt. Phạm Lang thương vợ cũng gieo mình chết luôn bên cạnh Thị Nhi.

Ngọc Hoàng cảm vì tình yêu của ba người bèn cho làm Thần Bếp.

Nhất Thanh trong Đất lề quê thói[3] lại chép khác thứ tự quyên sinh:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đến nỗi phải bỏ nhau. Sau, người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm cúng, đang đốt vàng mã ngoài sân, vô tình người chồng trước vào xin ăn, vợ nhận ra, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện, người vợ bèn lao đầu vào đống lửa vàng mã cháy chết thiêu. Người chồng cũ cảm kích nhảy vào lửa chết theo. Chồng sau vì thương, nên cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người có nghĩa, phong làm vua bếp.

Để hiểu rõ hơn câu chuyện Thần Bếp, tưởng cũng cần biết đến câu chuyện Thần Lửa[4], [5].
Trong Kho tàng thần thoại Việt Nam có chép lại:

Thần Lửa là một bà già mặt mũi rất hung dữ. Người ta thường gọi là bà Hoả. Thần chuyên giữ một thứ lửa rất mầu nhiệm có thể đặt nồi không mà nấu ra đủ những thức ăn ngon lành. Những thứ lửa ấy không phải là để cho hạ giới dùng.

.................


Thần Lửa có nhiều lúc hung dữ cho bộ hạ đi tàn phá khắp nơi. Trong số bộ hạ thần Lửa có thằng Bợ hung ác quen thói. Nó ở với thần Lửa lâu năm, một hôm ăn cắp lửa của thần rồi trốn đi. Nó là kẻ thù của loài người. Hình như về sau nó bị thần bắt được và đày xuống địa ngục.

Đầu tiên, có lẽ chúng ta nên đề cập đến khảo dị được dẫn ra bởi Nhất Thanh trong Đất lề quê thói (dẫn lại từ quyển Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính). Câu chuyện có nhiều điểm vô lý được Lê Anh Minh trong Táo quân Việt Nam và táo quân Trung Quốc nhận xét: “giấy đốt vàng mã không thể nào đủ để tự thiêu chết, thứ hai: người chồng trước và sau lần lượt nhảy vào đống lửa để được chết chung với nàng, như vậy đống vàng mã đó phải lớn lắm ắt cỡ một giàn hỏa mới phải!”. Và cũng như ông Lê Anh Minh nhận xét, chúng ta dễ dàng bỏ qua sự phi lý này. Thế nhưng, chúng ta khó có thể bỏ qua sự phi lý trong tính phi nhân văn của câu chuyện. Câu chuyện Thần Bếp kể lên một mối tình tay ba chung thủy và đầy tính nhân văn. Điểm tưởng chừng vô lý ở đây là “tay ba” nhưng lại “chung thủy”. Tình tiết câu chuyện trong hai khảo dị do Vũ Trọng Khánh dẫn ra đã chứng minh được điều đó. Ba người đó yêu thương nhau nhưng lại phạm phải đạo lý lúc bấy giờ: “Trai năm thê bảy thiếp. Gái chính chuyên một chồng.”. Và chính sau này, người ta làm thơ giễu (giễu yêu thì đúng hơn):

Thế gian một vợ, một chồng.
Không như vua Bếp hai ông, một bà.


Để giải quyết mối tình tay ba chung thủy này (tuy tay ba nhưng lại chung thủy) không gì hơn đặt một tình huống “chết”. Nhưng phải là cái chết mà cả ba người đều không hối hận. Một cái chết mà cả ba người đều nghĩ tốt về nhau, ba người trước khi chết đều biết rằng khác phái đã yêu thương mình (người đàn bà biết hai ông kia yêu mình là điều không cần bàn tới. Còn tình tiết được dẫn như thế nào để hai ông đều nghĩ bà kia vẫn yêu mình mới quan trọng). Cả hai khảo dị trong sách Vũ Ngọc Khánh đã làm được điều đó. Họ chết đi một cách đau đớn, thương xót và chung tình.

Còn khảo dị trong sách Nhất Thanh (hay Phan Kế Bình) hoàn toàn không có điều đó xảy ra. Họ chết đi trong khi người chồng mới nghi kỵ người đàn bà và người chồng cũ mang một nỗi buồn là biết vợ mình đã có chồng mới. Người phụ nữ chết đi không phải từ lòng chung tình mà bị ép phải chứng minh cho sự chung tình (với chồng mới). Hai khái niệm: “tự nguyện chết vì chung tình” và “chết vì ép phải chứng minh lòng chung thủy” hoàn toàn khác nhau. Chính như thế mà câu chuyện với thứ tự chết người chồng cũ-người vợ-người chồng mới đã hợp lý với nội dung mang tính nhân văn hơn là thứ tự người vợ-người chồng cũ-người chồng mới. Do đó, chúng tôi cho rằng các khảo dị có thứ tự đầu đúng tinh thần nội dung “Thần Bếp” nhất.

Câu chuyện Thần Bếp này làm chúng ta liên tưởng đến một câu chuyện khác, trong đó cũng có một sự sắp xếp đến lạnh lùng vô cảm của thứ tự chết: truyện Trầu Cau[6]. Thật kỳ lạ là cả hai câu chuyện đều có khảo dị kể rõ danh tính của các nhân vật có nghĩa gần như tương đồng nhau. Nếu chúng ta cố tình gạt bỏ những trùng hợp này mà cho chúng chỉ là sự chọn lựa ngẫu nhiên[7] thì chúng ta khó có thể bỏ qua được sự trùng hợp về tính nhân văn của hai truyện, sự trùng hợp về số lượng nhân vật: một nữ hai nam, đặc biệt sự trùng hợp về logic giải quyết vấn đề của cả hai truyện. Tuy bản chất hai câu chuyện mang đầy tính nhân văn, nói lên tình yêu, tình bạn, tình anh em cao cả, chung thủy nhưng có vẻ lý do lấy cái chết để nói lên tấm lòng ở đây có gì đó quá đáng.

Cái chết cứ lần lượt theo một trật tự nhất định làm chúng ta liên tưởng đến một sự tính toán chu đáo đến lạnh lùng, tàn nhẫn. Liệu động cơ nào thúc đẩy để người Việt cổ dùng cách đó? Người xưa muốn nhấn mạnh một yếu tố nào đó trong cả hai chuyện và yếu tố đó phải nằm ngay trong tình tiết “chết” của ba người. Và yếu tố cần nhấn mạnh trong từng truyện phải thuộc một hệ thống tư tưởng nào đó có ảnh hưởng rất lớn (thậm chí là cao cả) đến người xưa để cho người ta chọn cách giải quyết vấn đề lạnh lùng đến vô cảm như vậy.

Có nhiều lý giải câu chuyện Thần Bếp, đặc biệt Nguyễn Xuân Quang trong bài Truyền thuyết Hai ông 1 bà - Táo quân ![[8] và Nguyễn Việt Nho trong Huyền thoại Táo quân[9] có giải thích qua Kinh Dịch. Nguyễn Việt Nho thì cho số 3 trong Thần Bếp là quái Tốn, còn Nguyễn Xuân Quang lại chú ý đến thứ tự chết của các nhân vật và lý giải Thần Bếp đó tượng trưng cho quái Ly.

Lý giải “Quái Tốn” của ông Nguyễn Việt Nho thật quá sơ sài, dễ dãi. Nó không đề cập đến những chi tiết nhấn mạnh trong truyện là thứ tự chết cũng như không đề cập đến nội dung chủ đạo của Thần Bếp là “sự kết thúc một năm”. Lý giải “Quái Ly” của Nguyễn Xuân Quang hoàn toàn có lý, tuy nhiên Ly-Mặt trời trong Thần Bếp không chỉ dùng để tượng trưng cho Lửa, Hỏa. Nếu truyện chỉ để dùng chỉ Lửa Hỏa-Ly thì đâu cần đến Thần Bếp với tình tiết lắt léo đến vậy. Trong kho tàng thần thoại của người Việt cũng đã có truyện Thần Lửa rồi.

Chúng tôi cho rằng cần phải bám sát vào trọng tâm câu truyện qua từng điểm nhấn của nó. Và theo tôi dù lý giải gì đi chăng nữa cần phải truy tầm một nguyên do thống nhất để chứng minh vì sao người ta lại dùng nhiều từ để gọi đúng một vật: Thần Bếp, Bếp núc, ba ông đầu rau, ông núi bếp, ông Táo[10]. Trước tiên, chúng ta hãy quay lại với cách nhận thức về vấn đề này của người Trung Hoa qua câu chuyện Táo Quân của họ. Có thể nói bài viết Táo quân Việt Nam và táo quân Trung Quốc của Lê Anh Minh đã ghi chép lại hầu hết các câu chuyện về Táo. Trong đó có đoạn đáng chú ý:

Theo Werner, có ít nhất là 40 truyền thuyết về nguồn gốc của Táo Quân. Truyền thuyết phổ biến nhất như sau: Có người tên là Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương, một người đức hạnh và giỏi giang. Một thời gian sau, Trương chán chê vợ, bèn dan díu với một ả kỹ nữ tên là Lý Hải Đường. Lý xúi giục Trương bỏ vợ theo ả. Đinh Hương ra đi với hai bàn tay không, rồi trở về nhà bố mẹ ruột.

Trương và Lý chung sống với nhau, gia đình dần dần suy sụp, Lý quay trở lại nghề bán phấn buôn hương, Trương nghèo đói, mù lòa, bèn đi ăn xin. Tình cờ, Trương lạc bước đến nhà vợ. Đinh Hương nhận ra chồng ngày xưa, đau lòng thấy chồng mù mắt, xin ăn, bèn dọn cho chồng cũ món mì sợi mà ngày xưa chàng rất thích. Trương ăn, bỗng sững sờ, sao món ăn nầy giống món ăn ngày xưa vợ anh từng nấu. Bèn khóc. Đinh Hương gọi: «Trương Lang! Trương Lang! Mở mắt ra!» Trương mở mắt ra, mắt sáng trở lại, nhìn thấy vợ cũ, lòng hổ thẹn bèn chạy trốn, nào ngờ chạy tọt vào bếp lò cháy chết. Đinh Hương cố sức kéo chân chồng ra, ai ngờ chân lìa ra. Kể từ đó người đời gọi dụng cụ để cào than trong bếp là «Trương Lang Túc» (chân Trương Lang.) Đinh Hương thương xót chồng và thờ tại bếp lò nơi chồng mất mạng. Tục thờ Táo Quân có lẽ từ đó. [11]

Đọc câu chuyện này chúng ta sẽ đồng tình hoàn toàn với nhận xét của Lê Anh Minh trong bài đã dẫn: Nếu gốc gác Táo Quân đúng như truyền thuyết trên, thiết tưởng nhân vật Trương Táo Vương không đáng cho người đời thờ cúng.

Các câu chuyện về Táo của người Trung Hoa được dẫn đây đó (wikipedia) đều khó cho chúng ta biết manh mối chữ Táo. Câu chuyện trên là manh mối duy nhất vô tình cho chúng ta thấy người Trung Hoa xưa gọi thần Bếp là Táo là do cái chết cháy của người mang tên Táo: Trương Táo Vương (Chữ Vương sau có thể nói chỉ là bổ nghĩa cho Táo để hợp với chức năng ông ta: vua Táo.).

Nhưng điều đó cũng không phải là câu trả lời thỏa đáng về danh tính “Táo” của Bếp. Trong khi đó, các từ dính dáng đến từ Táo của Việt Nam lại có tính thống nhất cao. Và muốn biết vì sao có sự thống nhất chúng ta phải quay về với Kinh Dịch Nòng Nọc. Sự khác nhau của Táo quân Việt Nam và Trung Quốc không chỉ được nhắc đến trên nội dung câu chuyện truyền thuyết mà còn ghi ấn trong hội họa [12]:



Thứ tự chết trong chuyện Thần Bếp (cũng như trong Trầu Cau) quá đỗi lạnh lùng. Sự lạnh lùng đến vô cảm và trái ngược với tinh thần nhân văn của các câu chuyện này chỉ có thể giải thích người xưa khi đặt câu truyện đã có một dụng ý rõ ràng. Họ sáng tác ra chuyện (mà không phải là một, có đến hai chuyện có cùng motip như vậy!) theo một khuôn mẫu, theo một định hình nhất định.

Khuôn mẫu, định hình đó là cái gì? Muốn hiểu được điều đó chúng ta đầu tiên xét về khía cạnh Dịch lý, sau đó quay về với các mối liên hệ ngôn ngữ. Mà phải là ngôn ngữ Việt và kinh Dịch Nòng Nọc Việt.

Thực ra để giải thích bản chất Thần Bếp qua Dịch lý thì Hậu Thiên Bát quái nào cũng được. Vì các Bát quái Hậu Thiên (Văn Lang, Lạc Việt và Văn Vương) đều có vị trí tương đối của ba quái Càn-Cấn-Ly như nhau. Tuy nhiên, phải là Kinh Dịch Nòng Nọc [13] mới sáng tỏ tinh thần tuy bát quái nhưng trọng tâm là 6 trùng quái bất dịch.

Từ đó bộ ba Càn-Cấn-Ly mới có ý nghĩa tượng trưng cho phần Dương có giao thoa với phần Âm tại quái Ly. Do đó, nó góp phần giải nghĩa vì sao người ta gọi Bếp là ba ông đầu rau. Ngoài ra, phải nói đến Dịch Nòng Nọc vì chỉ qua tượng Nòng Nọc ta mới thấy tính thống nhất của ba quái trên cũng như của bộ ba quái còn lại.

Ba quái Càn Cấn Ly đều có đầu nhọn hướng lên mang tính lồi-cho ra, còn ba quái Khảm Đoài Khôn lại có tượng bát chứa hay vòng tròn mang tính thu nhận vào (khảm nếu nối bốn vòng tròn của hai hào Nòng lại cũng cho ra vòng tròn chứa một Nọc ở trong).

Như vậy, một lần nữa thông qua tượng Nòng Nọc mới đủ khả năng giải thích vì sao người ta gọi Bếp là ba ông đầu rau. Điều này cũng giải thích vì sao người xưa lại làm bếp hay kiềng có dạng này:




Cũng qua lăng kính Dịch lý, mà chỉ trong câu chuyện Thần Bếp Việt Nam mới có cái thứ tự chết Nam-Nữ-Nam; và chúng ta ai cũng dễ đồng ý với quan điểm của Nguyễn Xuân Quang trong bài Truyền thuyết Hai ông 1 bà - Táo quân ![14] : tượng trưng cho quái Ly. Thế nhưng như chúng tôi đã nói: Bếp là ba ông đầu rau đề cập đến cả ba quái Càn, Cấn và Ly; vì sao thứ tự chết chỉ nhấn mạnh mỗi quái Ly?

Thứ nhất, tuy nhấn mạnh một quái nhưng dùng ba người để làm việc đó cũng chứng tỏ có sự hiện diện của “ba” ngay trong câu chuyện. Thứ hai, quái Ly được nhấn mạnh không những với nghĩa Lửa-hiện thân của Bếp mà còn, quan trọng hơn, để diễn tả đúng tinh thần câu chuyện Thần Bếp: đó là sự kết thúc của năm-Trái đất xoay quanh Mặt Trời được một vòng.

Và quái Ly hiển nhiên phải là trọng tâm ở đây vì nó chính là quái đại diện cho Mặt trời. Ba quái nằm trên một tam giác đều lại là các đại diện cho tính Dương (tượng Nòng Nọc cũng thế mà ý nghĩa Dịch Lý cũng vậy) với dụng ý làm nên một vòng khép kín-đã đi qua hết (các quái đại diện Âm nằm xen kẽ vì thế đi hết vòng Dương cũng chính là đi hết vòng Âm hay hết một vòng Âm Dương của một năm) một chu kỳ. Cũng chính điều này đã giải thích sự hiện diện lạ lùng của cả Thần Lửa lẫn Thần Bếp trong kho tàng thần thoại Việt Nam.

Thần Lửa đại diện cho quái Ly-Hỏa nằm phương Nam, còn thần Bếp lại là hiện thân của một vòng khép kín Trái đất xoay quanh Mặt trời-một năm và để thể hiện Thần Bếp, người ta đã dùng chính xác các quái có đầu quay lên (đối với Đoài) là Càn-Cấn-Ly. Quái Ly được diễn tả qua thứ tự chết của ba người trong Thần Bếp chỉ nhằm nhấn mạnh yếu tố Mặt Trời.

Một điểm nhỏ cần chú ý nữa là: xét trên tính phân Trời-Đất (tách đôi) thì ta thấy hai quái Càn Cấn ở vùng Trời-tức hai ông. Chỉ có quái Ly là ở dưới, vùng Đất-tức một bà. Đối chiếu qua Hậu Thiên Bát quái Văn Lang, chúng ta nhận thấy chỉ có hai ông một bà như Càn Cấn Ly mới đảm bảo cho tính Dương, tính Nọc cũng như tính cân xứng và đối xứng trọn vẹn (hai ông hai bên bên trên còn một bà nằm dưới ngay đúng trục vuông góc Khảm Ly) của Thần Bếp.

Trước khi xét qua các liên hệ rất thú vị trong các tên gọi có lẽ cần giải thích về tần số khá lớn trong cách dùng các chữ có phụ âm đầu đ, b cho các thứ đặc trưng cho quái Đoài và Ly; trong khi đó lại rất hiếm hoi dùng cho quái Khôn mặc dầu cả ba đều nằm ở phần Dưới của Hậu Thiên Bát quái:

Đoài-Đất, đầm, đìa, đầm đìa, đọi, đêm, đen, bầu, bồn, bình, bể, biển…

Ly-Điện, đền, đỉnh, đinh, đỏ, đỡ, dẹp, bàn, bảng, bàng, bếp, bễ, bợ, bẹp,…

Điều này được giải nghĩa vì tính trọng tâm của hai quái này:



Trọng tâm được vẽ màu vàng có cặp đối nhau Càn-Đoài. Trong tâm này mang tính hình tượng vì Càn như cây gậy còn Đoài như cái bát đỡ. Trọng tâm này đập ngay vào mắt chúng ta (hay người xưa) vì thứ nhất nó có Càn-Trời; thứ hai ở phía bên trái-bên linh thiêng nhất và hình tượng thì diễn tả đúng sự giao hoan Trời đất cũng như con người.

Trọng tâm Khảm-Ly lại mang ý nghĩa triết lý. Nó mang trọn triết lý Dịch và lại ở đúng trung tâm của đồ hình. Đó là sự giao hoan quyến luyến giữa Lửa và Nước. Hạt giống lửa (của nghi Nọc) được cấy vào Đất (nghi Nòng) được nuôi nấng bao bọc bởi Nước (thành phần Nòng nằm ở nghi Nọc) để tạo ra thời Hậu thiên hay tạo ra vũ trụ.

Từ đó trên cơ sở của Dịch Nòng Nọc qua diễn tả của Hậu Thiên Bát quái Văn Lang, chúng ta có thể thống nhất toàn bộ nghĩa của các danh từ riêng chỉ Thần Bếp (lẫn những từ liên quan đến Thần Lửa):

-Ba ông đầu rau: đã giải thích.

-Bếp, bễ, bẹp, bợ (thằng Bợ), dẹp: quái Ly nằm dưới cùng của đồ hình vì thế vị trí tương đối của nó là thấp nhất, dưới cùng hay nôm na là bẹp dí. Lại là trung tâm của nghi Nòng nên còn có vai trò bợ, đỡ. Vì thế mà Thần Lửa mới có nô bộc có tên là thằng Bợ (từ bợ cũng còn có nghĩa bê, nếu đi đôi với chữ đi [hay ngầm hiểu là bợ đi] thì từ Bợ lại thỏa mãn hoàn toàn ý nghĩa ăn trộm. Ngày nay, người dân ta vẫn dùng từ “bợ” theo nghĩa là ăn trộm. Có lẽ từ xưa từ “bợ” có nghĩa chỉ động tác nâng. Cuối cùng kết hợp với “bộ dạng bẹp dí” mà người dân ta dùng từ Bợ với hàm ý khinh bỉ như bợ đỡ, bợ trộm). Bếp cũng có vai trò nằm bẹp dí dưới đất để bợ cái nồi. Như vậy, các từ Bếp, bẹp, bợ, dẹp có một lý giải nhất quán. Bễ cũng là nơi sản sinh ra Lửa tượng trưng cho Ly. Nhưng cái bễ không phải là cái bếp! (ví dụ như bễ lò rèn).

-Bếp Núc, Núi bếp, táo, đảo, táo (bón): Nguyễn Xuân Quang trong bài đã dẫn có viết:
“Trước khi đi tìm nguồn cơn, khúc nhôi của câu chuyện này, ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại gọi thần bếp là Táo. Táo là gì? Từ Táo có nghĩa là ông thần Bếp. Táo có gốc Tá - có nghĩa là Lửa. Mặt Trời. Ta thấy từ “tá” đi đôi với từ “hỏa” như trong những từ ghép “tá hỏa”, “tá hỏa tam tinh”. Cổ ngữ Mường Việt gọi các vị thần tổ phái nam thuộc dòng mặt trời, dòng lửa là Tá ví dụ Tá Cần, tá Cài….

Ba Tư ngữ “Tarr” là thần lửa. Ai Cập ngữ Ptah, Tatom, Tatum là thần mặt trời. Tá là tổ, là tỏ, là mặt trời, là lửa. Ông Táo là ông Tá , ông Lửa, tức ông Thần Bếp Lửa. Từ táo liên hệ tới lửa nên còn có các nghĩa phụ khác là khô, cứng như bị “táo bón”, cây “táo”. Cây táo là loại cây chịu đựng được khô hạn. Quả táo cũng được phơi khô dùng để hầm thức ăn và làm vị thuốc. Quả táo là quả khô có dương tính. Ông Táo là Thần Bếp lửa.”. Chúng tôi không cho rằng từ “tá” trong “tá hỏa tam tinh” lại mang ý nghĩa “Táo” của Thần Bếp.

Có lẽ đây là thành ngữ của người Hán với cặp số đối nhau: tá(mười hai) và tam(ba). Còn các liên hệ từ ngôn ngữ của các dân tộc khác cũng chưa thuyết phục vì rằng cần phải có những chứng minh sâu hơn về tính thống nhất của các ngôn ngữ trên thế giới. Hiện nay, vẫn chưa có công trình nào khả lý chứng minh cho chuyện này. Nguyên nhân vì sao có từ “táo” thiết nghĩ cần tìm lại ngay trong tiếng Việt và giải thích qua Dịch Nòng Nọc. Ông Núi Bếp vì Bếp được thể hiện qua ba quái có đầu nhọn là Càn-Cấn-Ly; trong đó về hình tượng Nòng Nọc thì Cấn-Núi thỏa mãn tính đối nghịch hoàn hảo với Đoài-Đất:

Ngoài ra, quan sát ba đầu đỡ của Bếp ta cũng thấy chúng có hình tượng như tượng Nòng Nọc của Núi cũng chính là hình tượng của quả núi. Vì thế về hình tượng thì Núi có vị trí quan trọng đặc biệt trong câu truyện Thần Bếp và vì lý do này mà Thần Bếp được thêm các từ như ông Núi bếp, ông Bếp Núc. Từ “núc” trong Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam[15] có giải nghĩa: Biến âm của Nước. Theo chúng tôi giải nghĩa này không thỏa đáng vì từ Bếp Nước không mang ý nghĩa trọn vẹn và trong sáng cho từ bếp (bếp có thể nướng, có thể rán, chiên khô chứ không hẳn dùng để đun nước); đồng thời nó cũng không giải quyết được tính thống nhất của các từ đồng âm “núc”. Từ “núc” là biến âm của núi; điều này ngược lại cũng được chứng minh qua cách gọi cùng một từ bếp là “bếp núc” và “núi bếp”.

Ngoài ra, tiếng Việt chúng ta còn có các từ núc ních (béo có thịt rắn chắc - Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, 1386), nung núc (Rất béo. Một mụ đàn bà nung núc những thịt là thịt - Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, 1387), hay các từ có “nức” (nức, nức tiếng, nức lòng, nô nức), đều chỉ cái gì đó bốc lên, dâng lên, lên cao. Qua các trích dẫn ý nghĩa các từ này, chúng ta có thể thấy “núc” có một ý nghĩa chung bao hàm: cái gì đó nổi lên cuồn cuồn, dâng lên thấy rõ so với một mặt bằng nhất định.

Các từ “núc” có liên quan đến “núi” cũng có thể tìm thấy trong ngôn ngữ Việt Nam. Đại từ điển tiếng Việt có giải nghĩa các chữ: nùi nụi: 1. tròn lẳn: mập nùi nụi. 2. Không suy chuyển: chắc nùi nụi (không suy chuyển này là cái đứng quá chắc chắn, vững chãi và không gì hơn là Núi-tọa như sơn); nụi: béo chắc, mập (còn có từ cũng có nghĩa là không suy chuyển như chắc nụi-NV)[16] So sánh ý nghĩa của các từ nung núc, núc ních, nùi nụi và nụi ta thấy rõ ràng núc~nụi; mà nụi lại còn mang nghĩa “vững chắc” (như núi) cũng đồng âm hoàn hảo với núi (một số công trình cho rằng tiếng Việt xưa chỉ có 4 thanh, thanh nặng thực sự là biến của thanh sắc). Chính vì thế mà trong kho tàng văn hóa chúng ta có câu ca dao rất phổ biến:

Dù ai nói ngả, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân


Có rất nhiều vật dụng gia đình đứng ở thế vững chãi ví dụ như cái lu ba chân, tại sao người ta lại ví von sự vững chãi với cái kiềng, cái bếp? Sự vững chãi đi đôi với cái kiềng vì cách hiểu “bếp-núi” đã đi vào tâm thức của dân tộc Việt từ hàng ngàn năm nay.

Mặt khác, đi từ các biến âm gần của tiếng thuần Việt chúng ta lại có: nung núc~nhung nhúc, lổn nhổn…Rất ít khi có hòn núi nào trên thực tế lại đứng chơ vơ một mình (có lẽ hòn chơ vơ chỉ dùng để vẽ trong Kinh Dịch!). Khi nói đến núi thường nói đến những quả núi lổn nhổn mọc lên từ đất tạo ra một cảnh quan núi; ví dụ núi Ngũ Hành (còn gọi là núi Non Nước, Hòa Vang, Đà Nẵng) thật ra là 5(hay 6?) ngọn núi.

Và điều này lại trùng với từ nung núc: nung núc thịt không phải chỉ có một chỗ trên cơ thể chúng ta có thịt. Mà thịt nổi cuồn cuộn rắn chắc ở khắp cơ thể (có thể nói là mọc lổn nhổn, nhung nhúc trên cơ thể vậy). Vậy từ biến âm gần này ta cũng thấy từ “núc” cũng mang ý nghĩa hình tượng như “núi”. Từ “nung” cũng có những ý nghĩa và diễn âm đều liên quan đến núi và lửa: nung=nung nấu, nung đúc; nung~nâng~nấng~núi.

Quan niệm Bếp là vòng ba quái có tượng Nòng Nọc có đầu nhọn mà quái hình tượng đặc trưng nhất của Bếp là Cấn-Núi cũng có được nhắc đến trong truyện của người Thái Ải Lậc Cậc và ông chống Trời bà chống Mây[17]: Ải cấy buổi sáng ở mường Thanh, buổi chiều ở mường Tấc. Ải đồ xôi ở mường Thanh. Ba ông đầu rau Ải dùng để đun bếp là ba trái núi chụm lại, nay vẫn còn đó.


Không có nhận xét nào:

BÀI VIẾT MỚI

Au_To_Cad 2023 Toàn năng 1 Click kích hoat 500 license.(Luy ý là cài Online)

  Au_To_Cad 2023 Toàn năng 1 Click kích hoat 500 license.(Luy ý là cài Online) Link : (Pass: Cubin@123) https://drive.google.com/file/d/14...

Blog Archive

728x90 AdSpace

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages