Hư Hư Lục
Những câu chuyện đạo và đời
Ni Sư Thích Nữ Như Thủy
Ni Sư Thích Nữ Như Thủy
Cây Ðèn Ðã Tắt
Xưa, có một chú bé bị mù cả hai mắt. Mỗi khi đi đâu chú đều phải cầm gậy dò đường. Ngày và đêm chú đều sống trong bóng tối như nhau.
Một hôm chú bé đến thăm bạn. Lúc ra về trời đã tối. Người bạn đốt một chiếc đèn lồng trao cho chú, chú bé cười nói:
- Tối hay sáng đối với tôi đều như nhau, anh trao đèn cho tôi làm gì?
- Ðành rằng anh không cần đèn nhưng người khác phải nhờ cây đèn này mới không đâm bổ vào anh chứ.
Chú bé mù cầm cây đèn ra về, đi được một quãng chú bị người khác đụng phải, chú bé tức giận quát:
- Bộ đui sao mà không thấy cây đèn của người ta?
Người kia cười to:
- Ðèn của anh tắt rồi anh đui ơi!
Em thân mến!
Giá trị của cây đèn là do ánh sáng, thiếu ánh sáng thì cây đèn chỉ là một vật vô dụng mà thôi. Một pháp môn hay nhất là chỗ nó giúp hành giả thấu rõ thực tướng của mình và muôn pháp, tiêu sạch phiền não, đem lại an lạc cho mình và người chung quanh.
Nếu chúng ta cứ cho rằng mình đã dự vào hàng ngũ xuất gia, thuộc vào hàng tông môn chính phái, thầy tổ là bậc chân tu lỗi lạc, bạn bè mình là hạng anh tài xuất chúng... chúng ta đã được học những pháp môn tối thượng thừa, cao siêu hi hữu... và chúng ta cho thế là đủ, sanh tật khen mình chê người, phiền não mỗi ngày một tăng trưởng thì... coi chừng chúng ta sẽ giống cậu bé mù trên đây, cầm một cây đèn lồng thật tốt, thật đẹp... nhưng... tắt queo cho mà coi!
Phật Ở Ðâu
Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói.”
Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói.”
Hôm nọ tại một triền non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ cốt cách siêu phàm. Mừng quá chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không? Xin chỉ dùm con với.
Ông lão mỉm cười:
- Ồ, chỗ nào mà không có Phật? Trên quảng đường vừa qua chả lẽ con không gặp được Ngài.
- Thưa cụ trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả... con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Chú mày ngốc nghếch thật! Chú không biết rằng cái thân đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp đó, dân Ấn đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư?
- Thưa thế thì Phật chết rồi sao?
- Hiện giờ đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tồi và xấu như chúng sanh vậy. Con còn có muốn gặp Ngài nữa không?
- Thưa dù với bất cứ hình dạng nào, nếu đích thực là Ngài thì con vẫn vô cùng khác ngưỡng.
- Vậy thì để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về... Trên đường về, nếu gặp một người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì chính người đó là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy...
Chàng trai hối hả quay về, suốt quãng đường dài chàng không gặp đức Phật nào mang hình dáng như cụ già diễn tả. Chán nãn chàng quay về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, tụt xuống phản quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa. Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân mặt, guốc mặt sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào:
- Ôi! Ðức Phật yêu quý của con.
Em thân mến!
Trong kinh Phật có dạy: “Gặp thời không có Phật thì hai vị Phật đáng tôn thờ là cha và mẹ của mình, phải cung kính và thờ phụng hai vị này như tôn thờ đức Phật Thích Ca và Di Lặc vậy.” Ðó là lời dạy cho hàng Phật tử tại gia.
Riêng chúng ta hàng xuất gia đã lìa bỏ cha mẹ của xác thân này và để thừa sự cúng dường tất cả chúng sanh là những cha cùng mẹ trong vô lượng kiếp của mình.
Ngày xưa, trong hàng môn đồ của Ðại sư Trí Khải - một danh tăng đời Ðường – có một vị sư nhớ nhung cha mẹ, bèn bày tỏ cùng Ngài. Ðại sư dạy:
- Là người xuất gia ông chớ nên vì cha mẹ một đời mà xao nhãng bổn phận đối với cha mẹ nhiều đời, là tất cả chúng sanh đó vậy.
Câu chuyện anh chàng đi tìm Phật trên đây do người Trung Hoa đặt ra để nhắc nhở về chữ hiếu và bổn phận làm con. Nhưng qua câu chuyện này, em có thấy rõ chỗ oái oăm của nó là chúng ta bôn ba đi tìm Phật khắp nơi, trong khi Ngài ở kề cận bên mình mà chẳng hay. Vì thế mà có lẽ khi tăng Huệ Hải hỏi Mã Tổ về Phật, Mã Tổ đáp:
- “Hệt kẻ cỡi trâu đi tìm trâu” Em có thấy như thế không?
Bồ Tát Và Chúng Sanh
Trời vừa dứt mưa, một bà cụ khoác áo tơi đi ra phố. Gặp một chú bé đang nghịch nước bẩn bên vệ đường, bà cau mặt quát:
Trời vừa dứt mưa, một bà cụ khoác áo tơi đi ra phố. Gặp một chú bé đang nghịch nước bẩn bên vệ đường, bà cau mặt quát:
- Thằng Cu! Mày có lên ngay không. Khiếp!
Thằng bé phản đối:
- Cháu xí cái vũng này từ hồi mới mưa lận. Bà kiếm cái khác đi, thiếu gì!
Em thân mến!
Bồ Tát là những vị sách vở định nghĩa là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” (Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh). Riêng chúng ta có thể hiểu một cách giản dị như thế này: “Nếu chúng ta tin rằng mình và tất cả chúng sanh đều có khả năng giác ngộ thì ta đã có mầm Bồ Tát trong lòng rồi. Trên đường tu chừng nào thành Phật hãy hay, còn hiện tại chúng ta hãy tùy thuận giúp đỡ người chung quanh bằng tất cả khả năng hạn hẹp của mình... Vì tin tưởng nơi Phật tánh của mình và người nên Bồ Tát không bao giờ mệt mỏi trên bước đường tự lợi, lợi tha...
Nhưng... tâm Bồ Tát thì khó phát nhưng rất dễ thối thất... Em có biết tại sao không? Em đừng tưởng là khi hành Bồ Tát hạnh đi đến đâu thiên hạ cũng rải hoa và trải chiếu bông đón tiếp mình hết đâu... mà coi chừng vỡ mộng đấy nhé! Như trường hợp của bà cụ trên đây chẳng hạn. Nếu các tôn giả chúng sanh đang ưa thích điều gì mà mình cản trở thì coi chừng họ có thể nghi là mình muốn đoạt cái sở thích ấy, trong trường hợp đó, nếu ta chưa đủ tài thuyết phục họ thì phải chạy cho thật lẹ kẻo... u đầu, nếu em có giúp đỡ ai điều gì thì... chớ nên hí hửng chờ người tuyên dương công trạng của mình vì có hàng khối kẻ bàng quan đang bĩu môi phẩm bình rằng:
“Ðồ ngu! Chuyên môn làm mọi thiên hạ.”
Hoặc là:
“Cái số cực...” “Cái nghiệp nặng”. Chà coi bộ em muốn thối tâm rồi phải không? Nếu mình là Bồ Tát thứ thiệt thì khỏi nói, đàng này thật kẹt cho hàng Bồ Tát sơ tâm như bọn mình, có lẽ vì thế mà trong các kinh, đức Phật đã không tiếc lời ca ngợi hạnh Bồ Tát, và Ngài cũng đã từng nhắc nhở với chúng ta rằng:
“ Muốn giảng kinh Pháp Hoa, tức là đi gieo rắc niềm tin rằng “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”, Pháp sư phải ngồi tòa Như Lai, mặc áo Như Lai, tòa Như Lai là tâm từ bi, áo Như Lai là giáp nhu hòa nhẫn nhục đó em ơi!
Phật Của Ngoại
Bé đi chùa về chào ngoại, ngoại hỏi:
- Con đi chùa có gì hay kể cho ngoại nghe với!
- Ngoại à! Thầy dạy con niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, ngoại nhớ niệm nghe.
Bà ngoại ngần ngừ hồi lâu đáp:
- Xưa nay ngoại niệm Ðức Quán Thế Âm, bữa nay đổi niệm Ðức Di Ðà... Sao ngoại sợ ông Phật kia giận ngoại quá...!
PC: Ðiều này phải hỏi lại Ðức Quán Thế Âm mới rõ thực hư.
- Con đi chùa có gì hay kể cho ngoại nghe với!
- Ngoại à! Thầy dạy con niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, ngoại nhớ niệm nghe.
Bà ngoại ngần ngừ hồi lâu đáp:
- Xưa nay ngoại niệm Ðức Quán Thế Âm, bữa nay đổi niệm Ðức Di Ðà... Sao ngoại sợ ông Phật kia giận ngoại quá...!
PC: Ðiều này phải hỏi lại Ðức Quán Thế Âm mới rõ thực hư.
Bà Chủ Hiền Thục
Kasi là một nữ chủ được nhiều người ca tụng là hiền thục, nàng không bao giờ nói lớn tiếng hay cau mặt với bọn gia nhân trong nhà.
Những lời đồn đãi về Kasi khiến cho Asy, một cô tớ gái đâm ra nghi ngờ, Asy nghĩ bụng: “Có thật là tiểu thơ của mình hiền thục hay không chứ? Hay là nhờ mình chu toàn bổn phận nên tiểu thơ không có dịp lộ vẻ bất bình, điều này phải trắc nghiệm lại mới được.” Và Asy liền tìm cách thử nữ chủ.
Một hôm Asy cố tình thức dậy muộn, cô bé thấy nữ chủ cau mày khi cô dâng bữa điểm tâm. Sáng hôm sau, Asy lại dậy muộn, nữ chủ của cô vừa cau mày, vừa quát mắng ầm ĩ.
Sáng hôm sau nữa, Asy lại dậy muộn, còn đang nằm nán trên giường thì cô bé đã thấy nữ chủ chưa kịp chải tóc, nghiến răng, trợn mắt, vào tận giường lôi cô dậy. Sáng ngày thứ tư, Asy lại dậy trễ, lần này cuộc trắc nghiệm lại thành công mỹ mãn: nữ chủ đã vớ lấy cây cài cửa... và cô bé Asy ôm chiếc đầu chảy máu, chạy thẳng ra khỏi nhà la khóc ầm ĩ:
- Ối làng nước ơi! Xem đây. Xem đây! Hãy xem nữ chủ rất hiền thục đánh tôi đây này...
Em thân mến!
Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã kể lại câu chuyện trên cho các thầy tỳ kheo nghe, và Ngài kết luận:
- Này các tỳ kheo! Như Lai không gọi một vị tỳ kheo nào là dễ nói, dễ dạy, tu hành đắc lực khi vị ấy còn nhận được đầy đủ tứ sự cúng dường (quần áo, thực phẩm, thuốc men, mền mùng). Nếu nữ chủ Kasi phải thử thách qua bốn lần mới chứng tỏ được mức độ hiền thục của cô ta, thì một thầy tỳ kheo đệ tử của Như Lai, phải được thử thách khi chịu đựng sự thiếu thốn của những nhu cầu cần thiết, mà vẫn không sờn lòng nản chí thì Như Lai và các bạn đồng phạm hạnh của vị ấy mới có thể kết luận rằng: “Ðây là một vị tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh dễ dạy, dễ nói... đã xuất gia vì sự giải thoát cho mình, cho người chứ không phải vì cơm ăn áo mặc.”
Em thân mến!
Bọn chúng ta trong cảnh sống hiện tại đầy đủ hơn người xưa rất nhiều, chúng ta chưa đến nỗi thiếu thốn vì cơm ăn, áo mặc, thuốc men, mền mùng... nhưng không vì thế mà cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn, tâm tư được thoải mái hơn các vị tỳ kheo thời trước. Nếu em không tỉnh giác kịp thời thì, một cơn bệnh dai dẳng, một lời nói trái tai, một chuyện bất như ý, vẫn có đầy đủ mãnh lực biến chúng ta từ một tu sĩ dễ dạy, dễ nói, dễ thương... thành một nhân vật không giống ai hết, có giống chăng là giống nữ chủ Kasi thôi. Có phải thế không nào?...
Những Con Ngựa Dữ
Phật ví những người hung dữ trong môn đệ Ngài giống như những con ngựa dữ khó điều phục. Ðó là:
Hạng người khi được bạn bè chỉ lỗi lầm cứ chối bai bải bảo: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ.” Giống hệt con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và quất roi da vào mông, mà vẫn còn hục hặc không chịu đi.
Hạng thứ hai, khi được chỉ lỗi, bèn đứng làm thinh không nhận cũng không chối, giống như con ngựa dữ đứng dựa gọng xe không chịu đi.
Hạng thứ ba là vị tu sĩ khi bị chỉ lỗi, liền hỏi lại người chỉ lỗi mình: “Huynh cũng phạm lỗi như tôi, sao dám chỉ lỗi tôi,” giống như con ngựa dữ ngã nhào xuống đất, trầy đầu gối, gãy gọng xe.
Hạng thứ tư là loại người phản ứng bằng cách quạt lại người chỉ lỗi mình: “Ðồ ngu! Phận huynh còn phải nhờ người chỉ bảo, sao dám lên mặt dạy tôi,” giống như con ngựa dữ cứ thụt lui không chịu bước tới.
Hạng thứ năm là kẻ hay nói trớ sang chuyện khác, đem lòng thù hiềm, oán hận người nhắc nhở mình. Như con ngựa dữ chạy bừa vào đường hiểm, làm cho xe bể bánh, gãy trục.
Hạng thứ sáu, là kẻ không sợ tội lỗi, không ngán chúng tăng, không cho ai chỉ lỗi, lấy đồ bỏ đi. Giống như con ngựa dữ bất kể nài và roi, ngậm hàm thiếc chạy càng vô phương kềm chế.
Hạng thứ bảy phản ứng bằng cách lộn ngược y, đứng giữa hội chúng, khoa tay nói lớn: “Ai cho phép mấy người dạy khôn tui?” như con ngựa dữ, dựng ngược hai chân và sùi bọt mép.
Hạng thứ tám, thuộc loại dữ dằn nhất, nói ong óng: “Mấy người có cho tôi y bát, tọa cụ, thuốc men không mà dám sửa sai tui?” Nói xong chưa hả giận còn xả giới, lột y vứt bên đường nghênh mặt hỏi chúng tăng: “Tôi đã hoàn tục rồi, mấy người vừa lòng hả hạ chưa?” Hạng người này, giống như con ngựa dữ nằm bẹp giữa đường.
Kể xong về tám loại người hung dữ trên, đức Phật khuyên hàng môn đệ của Ngài nên dễ dạy, bình tĩnh khi nghe người ta nhắc nhở mình dù lời chỉ dạy đó đúng hay sai, đều nên giữ lòng bình thản và chân thật. Riêng người chỉ lỗi cho bạn phải biết đúng thời đúng lúc, nói năng dịu dàng nhỏ nhẹ và nhất là thật tâm yêu thương muốn giúp đỡ bạn bè chứ không vì ganh tỵ, ghét bỏ.
Xong Phật kết luận:
“Này các tỳ kheo, ta đã nói đầy đủ, đằng kia là các cội cây, các hang trống. Các ông nên đến đó mà tọa thiền, chớ có buông lung mà về sau hối tiếc không kịp. Ðây chính là lời nhắn nhũ của ta với các ông.”
Chú Ðỉa Vô Tội
Một cô gái phố thị về thôn quê chơi, rong bờ ruổi bụi thế nào mà chiều đến, cô mang cổ chân ra hỏi người em trai:
- Nơi chân chị có gì đen đen trong thật lạ?
Cậu em cười to bảo:
- Ðỉa đó! Chị chưa thấy nó bao giờ sao?
Nghe chưa dứt câu, cô gái đã té xỉu vì kinh hãi.
Em thân mến!
Công bình mà nói chú đĩa hoàn toàn vô tội trong việc gây kinh hãi cho cô gái, vì nếu chú là tác nhân duy nhất thì ngay khi bị chú đeo, lúc vừa nom thấy chú, chưa biết tên và lai lịch của chú đỉa, thì cô đã phải ngất xỉu liền. Ðằng này, cô ung dung mang chú về nhà, đem giới thiệu với cậu em một cách rất bình tĩnh thoải mái. Cho đến lúc nghe tên con vật là đỉa, cô gái mới chịu ngất xỉu thì quả… đúng là – tác nhân chính làm cô sợ hãi chính là sự tưởng tượng phong phú, vốn liếng kinh nghiệm của cô về chú đỉa, hơn là chính bản thân “hiền lành” của chú. Có phải thế không nào? Cũng thế khi chúng ta nghe những danh từ, tự thân của chúng – không có danh từ tốt hay xấu mà chính chúng ta, người sử dụng gán cho nó những ý nghĩa tốt hay xấu mà thôi. Do đó, với những âm thanh đồng một tính chất hư huyền mà có danh từ làm chúng ta vui tươi phấn khởi, có danh từ làm chúng ta mệt mỏi chán nản. Như danh từ “vô học” có nghĩa chê trách đối với thế gian nhưng lại có nghĩa tán thán đối với Phật học. Thấu đáo rõ được điều này để có thể tùy thuận chúng duyên mà vẫn “vô quái ngại,” bình thản gỡ chú đỉa đang đeo trên chân mình mà không bị… ngất xỉu, tức là hành đạo đó, em ạ!
Thế thì, tôi có thể đặt tên cho bài này là “Chú đỉa vô tội” rồi chứ?
Thế Nào Là Thượng Tọa
Thuở ấy, đức đạo sư đang ngự tại tinh xá Kỳ Viên. Mai sớm, có 30 vị tỳ kheo từ Câu Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm sa môn này gặp một chú tiểu ra vái chào họ. Sau khi đảnh lễ đức đạo sư, đoàn sa môn lui ngồi một bên. Phật hỏi họ:
- Sáng giờ, các thầy có gặp một vị Thượng tọa vừa rời khỏi nơi đây không?
Các thầy sa môn đồng thưa:
- Bạch Thế Tôn, không ạ!
- Các thầy không gặp ai cả sao?
- Thưa, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi….
- Này tỳ kheo! Vị ấy không phải là một chú tiểu. Ðó chính là bậc Thượng tọa mà ta muốn nói.
- Nhưng… chú ấy còn quá trẻ, thưa Thế Tôn.
- Này tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước hay đã xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng tọa.
Dù tuổi cao mày bạc
Không tịnh hạnh tu trì
Tôn xưng là Hòa thượng
Danh suông chớ ích chi?
(PC 260)
Những ai thấu chánh pháp
Tự điều phục thân tâm
Thanh tịnh không não hại
Mới đáng gọi thượng nhơn
(PC 261)
(trích Hư hư lục - Phần 8)
Chú Ngựa Tinh Khôn
Thuở xưa có một chú lừa và một chú ngựa cùng ở chung với nhau một chuồng. Một hôm, người chủ bắt lừa chở đồ đi xa, lừa nài nỉ ngựa:
-Tôi đuối sức quá, bạn mang hộ tôi một ít… chút ít thôi!
Ngựa lắc đầu nguây nguẩy:
-Ðó là cái số của chị dây dưa gì đến tôi… Lừa im lặng chịu đựng… cuối cùng có gục chết với gánh nặng trên lưng. Người chủ bèn chất hết đồ đạc trên lưng lừa sang cho ngựa.
Bây giờ ngựa rên rỉ:
-Khốn khổ thân tôi!Phải mang ngần ấy đồ lại còn thêm bộ da lừa nữa.
Em thân mến!
Phê bình, chỉ trích, mỉm cười chế nhạo công việc của người khác đang làm là một điều dễ nhất thế giới mà bất cứ khách bàng quan nào cũng có thể làm được. Nhưng kê vai gánh vác công việc lại là một điều khác. Chúng ta đôi khi cũng xử sự ngờ nghệch và ích kỷ chẳng khác nào chú ngựa non dại trên đây… Trong quãng đường vừa qua, ít nhất cũng hơn một lần chúng ta đã nhẫn tâm đẩy gánh nặng sang vai người bạn của mình và cho rằng: “Cái số của họ như vậy…” Cũng may là người bạn đáng thương của chúng ta chưa gục chết vì gánh nặng nên cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn nhởn nhơ mà ngắm kiểng xem huê chứ chưa đến nỗi phải than thở như chú ngựa trên đây…
Người Mang Châu
Xưa, tại một làng ven biên giới có xảy ra tại nạn binh đao. Dân chúng phải bồng bế nhau đi lánh nạn. Trong đoàn người di tản đó, có một thanh niên, con nhà giàu, của cải vô số. Anh mặc vào người đến ba bộ đồ, mang theo một túi da cùng bốn bao vải lớn chứa đầy ngọc ngà châu báu, ai thấy anh cũng bật cười. Một vài người tốt bụng khuyên:
- Con đường mình đi tỵ nạn rất hoang vắng, trộm cướp nhiều như rươi. Anh mà mang hành lý cồng kềnh như thế này, tôi e lành ít dữ nhiều đa!
Anh chàng biện hộ:
- Ðây là tài sản của riêng tôi, chưa chắc ai có được, người đâu của đó, thà chết chứ tôi không bỏ lại được.
- Nào ai có bắt chú vứt bỏ đâu... Có điều mang đi ngờ ngờ thế này thì e rước họa vào thân đấy!
Giặc tan, mọi người lục tục kéo về tất cả đều đủ mặt, duy có anh chàng nhà giàu nọ thì không có ngày về. Anh đã bị cướp giết dọc đường.
Em thân mến!
Cõi đời mà chúng ta đang sống đây thuộc về dục giới, nghĩa là chúng sanh xem ngũ dục là của báu. Ðó là những món sắc, thinh, hương, vị, xúc làm đẹp ý vừa lòng thiên hạ. Chúng sanh thường chém giết nhau để tranh dành ngũ dục. Hàng tu sĩ chúng ta cũng giống như đoàn người di tản nọ. Thật là hiểm nguy cho kẻ nào trong bọn chúng mình còn đèo queo theo trong mình một ít tiền của, tài năng, danh tiếng hoặc sắc đẹp mà lại cố tình biểu diễn cho người khác thấy. Một tôn giả chúng sinh nào mà đã trông thấy “của báu” của chúng ta rồi thì sinh mạng của khổ chủ quả là như chỉ mành treo chuông... Hành giả khó mà vượt bể sinh tử được.
Ðức Phật đã không phải là không có thâm ý khi bảo tăng đồ nhà Phật phải sống bần hàn, vô sản và cạo quách đi mái tóc, ăn mặc xuềnh xoàng để “nếu còn một tí ti sắc đẹp nào cũng tèm lem hết.” Và thật là khó coi khi có vị tu sĩ nào cứ lo tô lục chuốt hồng bề ngoài, suốt ngày xăm soi, ve vuốt cái nhan diện của mình. Nó cũng chướng mắt hệt như ta bắt gặp các hình ảnh cồng kềnh của anh chàng nhà giàu trên đường chạy giặc trên. Riêng đối với các nhà hành giả nào không có lấy một tí ti tài sắc, xin quí vị cũng chớ lấy làm bi quan, mặc cảm, hờn duyên tủi phận... mà nên vui mừng vì con đường trở về rất là an toàn. Ðã lên đường đi thì thế nào cũng có ngày đáo bỉ ngạn 100% đấy, thưa chư hiền hữu.
Thuở xưa có một chú lừa và một chú ngựa cùng ở chung với nhau một chuồng. Một hôm, người chủ bắt lừa chở đồ đi xa, lừa nài nỉ ngựa:
-Tôi đuối sức quá, bạn mang hộ tôi một ít… chút ít thôi!
Ngựa lắc đầu nguây nguẩy:
-Ðó là cái số của chị dây dưa gì đến tôi… Lừa im lặng chịu đựng… cuối cùng có gục chết với gánh nặng trên lưng. Người chủ bèn chất hết đồ đạc trên lưng lừa sang cho ngựa.
Bây giờ ngựa rên rỉ:
-Khốn khổ thân tôi!Phải mang ngần ấy đồ lại còn thêm bộ da lừa nữa.
Em thân mến!
Phê bình, chỉ trích, mỉm cười chế nhạo công việc của người khác đang làm là một điều dễ nhất thế giới mà bất cứ khách bàng quan nào cũng có thể làm được. Nhưng kê vai gánh vác công việc lại là một điều khác. Chúng ta đôi khi cũng xử sự ngờ nghệch và ích kỷ chẳng khác nào chú ngựa non dại trên đây… Trong quãng đường vừa qua, ít nhất cũng hơn một lần chúng ta đã nhẫn tâm đẩy gánh nặng sang vai người bạn của mình và cho rằng: “Cái số của họ như vậy…” Cũng may là người bạn đáng thương của chúng ta chưa gục chết vì gánh nặng nên cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn nhởn nhơ mà ngắm kiểng xem huê chứ chưa đến nỗi phải than thở như chú ngựa trên đây…
Người Mang Châu
Xưa, tại một làng ven biên giới có xảy ra tại nạn binh đao. Dân chúng phải bồng bế nhau đi lánh nạn. Trong đoàn người di tản đó, có một thanh niên, con nhà giàu, của cải vô số. Anh mặc vào người đến ba bộ đồ, mang theo một túi da cùng bốn bao vải lớn chứa đầy ngọc ngà châu báu, ai thấy anh cũng bật cười. Một vài người tốt bụng khuyên:
- Con đường mình đi tỵ nạn rất hoang vắng, trộm cướp nhiều như rươi. Anh mà mang hành lý cồng kềnh như thế này, tôi e lành ít dữ nhiều đa!
Anh chàng biện hộ:
- Ðây là tài sản của riêng tôi, chưa chắc ai có được, người đâu của đó, thà chết chứ tôi không bỏ lại được.
- Nào ai có bắt chú vứt bỏ đâu... Có điều mang đi ngờ ngờ thế này thì e rước họa vào thân đấy!
Giặc tan, mọi người lục tục kéo về tất cả đều đủ mặt, duy có anh chàng nhà giàu nọ thì không có ngày về. Anh đã bị cướp giết dọc đường.
Em thân mến!
Cõi đời mà chúng ta đang sống đây thuộc về dục giới, nghĩa là chúng sanh xem ngũ dục là của báu. Ðó là những món sắc, thinh, hương, vị, xúc làm đẹp ý vừa lòng thiên hạ. Chúng sanh thường chém giết nhau để tranh dành ngũ dục. Hàng tu sĩ chúng ta cũng giống như đoàn người di tản nọ. Thật là hiểm nguy cho kẻ nào trong bọn chúng mình còn đèo queo theo trong mình một ít tiền của, tài năng, danh tiếng hoặc sắc đẹp mà lại cố tình biểu diễn cho người khác thấy. Một tôn giả chúng sinh nào mà đã trông thấy “của báu” của chúng ta rồi thì sinh mạng của khổ chủ quả là như chỉ mành treo chuông... Hành giả khó mà vượt bể sinh tử được.
Ðức Phật đã không phải là không có thâm ý khi bảo tăng đồ nhà Phật phải sống bần hàn, vô sản và cạo quách đi mái tóc, ăn mặc xuềnh xoàng để “nếu còn một tí ti sắc đẹp nào cũng tèm lem hết.” Và thật là khó coi khi có vị tu sĩ nào cứ lo tô lục chuốt hồng bề ngoài, suốt ngày xăm soi, ve vuốt cái nhan diện của mình. Nó cũng chướng mắt hệt như ta bắt gặp các hình ảnh cồng kềnh của anh chàng nhà giàu trên đường chạy giặc trên. Riêng đối với các nhà hành giả nào không có lấy một tí ti tài sắc, xin quí vị cũng chớ lấy làm bi quan, mặc cảm, hờn duyên tủi phận... mà nên vui mừng vì con đường trở về rất là an toàn. Ðã lên đường đi thì thế nào cũng có ngày đáo bỉ ngạn 100% đấy, thưa chư hiền hữu.
Ba Câu Hỏi Của Ðức Vua
Thuở xưa có một vị vua thuộc vào hành minh quân, thương dân như con đẻ. Nhưng dù là minh quân, Ngài vẫn không sao tránh được một ít lỗi lầm đáng tiếc.
Lúc tuổi đã cao, nhà vua nghĩ rằng giá mà thời niên thiếu Ngài được các bậc hiền tài chỉ dẫn cho ba điều thắc mắc sau đây thì có lẽ Ngài tránh được rất nhiều khuyết điểm. Ðó là những nghi vấn sau:
1. Thời gian nào quan trọng nhất của một công việc?
2. Nhân vật nào cần chú ý nhất đối với ta?
3. Công việc nào là tối quan trọng và khẩn thiết nhất?
Ðức vua cho nêu ba câu hỏi trên trước hoàng thành, truyền rao khắp các thị trấn, làng mạc và hứa sẽ trọng thưởng cho người nào có lời giải đáp khôn ngoan nhất.
Bố cáo vừa được niêm yết thì các bậc hiền tài tuấn kiệt, thạc học minh triết lũ lượt kéo nhau về kinh thành. Mỗi người đưa ra một ý kiến. Triều đình phải thành lập một ban giám khảo, các quan thị lang làm việc tận lực, suốt hai tháng liền mới đúc kết các khuynh hướng thiên sai vạn biệt thành một vài trường phái nhất trí và dâng lên đức vua - vị chánh chủ khảo tối cao của cả nước.
Ðáp lại câu hỏi đầu tiên có người bảo rằng: Muốn biết thời gian nào quan trọng nhất của một công việc, người ta phải thiết lập chương trình kế hoạch, thời dụng biểu hẳn hoi. Xong ta sẽ thực hành diễn tiến công việc theo từng thời điểm đã qui định sẵn đó... Nhưng ý kiến ấy liền bị nhà vua bác bỏ vì không ai có thể tiên đoán những điều sẽ xảy ra mà lập một khuôn mẫu sẵn, công việc đòi hỏi phải linh động mới được. Có trường phái lại cho rằng: Một người không thể khôn ngoan hơn tập thể. Ðức vua nên thành lập một nội các gồm nhiều đại biểu để soạn thảo kế hoạch trước khi thi hành và làm theo quyết định chung. Một trường phái khác lại đề nghị đức vua cần thành lập một hội đồng tiên tri để xủ quẻ trước khi thực thi một công việc...
Như thế đại để mọi người đều đồng ý với nhau rằng: Thời gian quan trọng nhất của công việc là thời gian chuẩn bị nghĩ suy về công việc ấy.
Về câu hỏi thứ hai, người ta càng bất đồng ý kiến với nhau: Thượng đế, đức vua, quan tể tướng, các giáo sĩ, bốc sư... được đề nghị là những nhân vật quan trọng nhất.
Câu hỏi thứ ba cũng được giải đáp trong một tình trạng tương tự - công việc nào phải được xem là quan trọng nhất? Thưa đó là việc nước, việc nhà, việc ăn, việc mặc, học hành, giao tế, tâm linh, hành chánh, kinh tế, quân sự hay là tôn giáo? Các đề mục đều được các khối óc khôn ngoan tinh tế nhất đề cập đến...
Và vị chánh chủ khảo - tức là đức vua ấy không chấp nhận câu giải đáp nào cả...
Nhiều năm trôi qua... ba câu hỏi rơi dần vào quên lãng... cho đến một hôm, nhà vua nghe đồn rằng ở trên một đỉnh núi phủ đầy mây nọ có vị đạo sĩ được coi là bậc giác ngộ, nhưng vị chân tu này không bao giờ chịu hạ sơn để giao tiếp với các nhà quyền quý. Tiếng đồn về đạo sĩ khiến nhà vua để ý và một hôm ngài quyết định cải dạng thường dân đến tham vấn vị ẩn tu.
Ðến nơi nhà vua gặp đạo sĩ đang cuốc đất. Vua vái chào và nêu lên ba câu hỏi. Ðạo sĩ chỉ mỉm cười đưa tay vỗ nhẹ nhà vua rồi tiếp tục công chuyện. Ðã được báo trước về tánh khí lạ lùng của đạo sĩ, đức vua không nản lòng, ngồi xuống một tảng đá chờ đợi. Hồi lâu, buồn tay, đức vua mời đạo sĩ nghỉ tay trao cuốc cho vua làm giúp. Nhiều giờ trôi qua đức vua vẫn xới đất, còn đạo sĩ thì nhổ cỏ quanh quẩn bên am tranh. Khi đôi tay vương giả bắt đầu chai phồng đức vua ngừng cuốc, nghỉ một giây lâu và nói với đạo sĩ:
- Tôi từ xa lặn lội đến đây cầu thầy chỉ giáo cho ba điều nghi vấn. Nếu thầy biết xin vui lòng chỉ dẫn cho, bằng không cũng xin cho biết để tôi trở về kẻo tối. Ðạo sĩ mỉm cười định nói câu gì đó thì chợt cả hai người cùng nghe tiếng chân chạy dồn dập. Nhà tu bảo đức vua:
- Bác xem có ai đến kìa!
Nhà vua quay lại thì thấy một người vừa ngã quỵ xuống đất, toàn thân nhuộm máu. Hai người già không ai bảo ai, đều hối hả đến bên người bị nạn. Nạn nhân chỉ còn thoi thóp thở. Vua phụ lực với đạo sĩ băng bó các vết thương. Hai người im lặng làm việc cho đến lúc ngừng tay thì mặt trời đã lặn ở đỉnh núi bên kia.
Ðưa nạn nhân vào thảo am, đặt người bệnh trên chiếc chõng tre độc nhất của căn lều, họ chia nhau mấy củ khoai rừng luộc và vì quá mệt đức vua ngã mình xuống nền đất thiếp đi.
Sáng hôm sau khi nhà vua giật mình thức giấc thì nắng đã nhuộm hồng chiếc thảo am và chim rừng kêu rộn rã. Ðức vua phải bàng hoàng hồi lâu mới rõ mình đang ở đâu và làm gì... Ðạo sĩ đã đi làm vườn sau khi đặt một rổ khoai luộc bên cạnh ông khách.
Trên chõng tre nạn nhân đã hồi tỉnh và đang nhìn đức vua bằng cặp mắt long lanh. Ðức vua đến bên người bệnh, đặt một bàn tay lên vầng trán nóng như lửa của anh ta và cất tiếng thăm hỏi bệnh tình. Nạn nhân bỗng òa lên khóc:
- Xin bệ hạ tha tội cho ngu thần...
Vô cùng ngạc nhiên đức vua bảo:
- Khanh là ai mà lại biết trẫm?
- Bệ hạ không biết thần đâu. Hạ thần chính là em trai của võ tướng Trần Ðoàn, người bị bệ hạ giết oan trong mùa thu năm Tân Dậu. Thần đã thề trước linh cửu của anh là sẽ giết bệ hạ để báo thú. Biết bệ hạ lên núi này thần mai phục sẵn. Không ngờ đợi đến tối mà bệ hạ vẫn chưa xuống núi, thần liền đi tìm... và bị chợt chân té xuống triền núi. Nếu không nhờ bệ hạ ra tay cứu chữa thì có lẽ thần đã mất mạng. Từ đây oan cừu xin giải hết... Thần cúi mong bệ hạ tha tội chết cho hạ thần.
- Câu chuyện đáng tiếc năm xưa đã làm ta hối tiếc khôn nguôi, nhưng việc đã dĩ lỡ rồi, trẫm không biết tính sao. Bây giờ chẳng những trẫm tha lỗi cho khanh, mà trẫm còn phục hồi chức tước và chu cấp cho gia đình Trần Ðoàn nữa. Khanh hãy yên tâm mà tịnh dưỡng đi.
Ðức vua ra hiệu gọi vệ sĩ đến, cho khiêng nạn nhân xuống núi và vời ngự y tới để chăm sóc vết thương. Sắp xếp đâu đó xong xuôi, vua đi tìm đạo sĩ. Nhà tu đang lúi húi trồng rau trên vạtn đất mới cuốc hôm qua. Ðức vua ngỏ ý cáo từ và lập lại ba câu hỏi::
- Xin đạo sĩ giải đáp cho...
Nhà tu mỉm cười:
- Bần đạo đã trả lời cho bệ hạ rồi đó. Ðức vua ngạc nhiên:
- Hồi nào đâu?
- Ngay lúc bệ hạ vừa nêu câu hỏi.
- ???
- Này nhé “thời gian nào là thời gian quan trọng nhất” đó là lúc bệ hạ cuốc đất giúp cho bần đạo, nếu thiếu khoảng thời gian này thì bệ hạ đã bị chết về tay anh chàng kia rồi nhé. “Nhân vật quan trọng nhất” chích là bần đạo đây, quan trọng đến nỗi bệ hạ phải trèo non lội suối đi tìm có phải không? Và câu hỏi thứ ba “Công việc nào là cần thiết nhất?” Thưa đó là cuốc đất, việc mà hai chúng ta đã làm ngày qua...
Rồi sau đó, khi chàng thanh niên xuất hiện, anh ta biến thành nhân vật quan trọng nhất, công việc cần thiết nhất là cấp cứu cho anh ta và thời gian cứu chữa là thời gian quan trọng nhất. Có phải thế không nào?
Nhà vua cúi đầu ngẫm nghĩ giây lâu, cất tiếng:
- Thưa đạo sĩ, trẫm đã hiểu. Thời gian quan trọng nhất là thời gian hiện tại. Nhân vật cần thiết nhất là người mà ta cần gặp gỡ trong hiện tại và công việc khẩn thiết nhất cũng là công việc trong hiện tại. Quá khứ là những điều đã qua rồi vĩnh viễn, vị lai chỉ là những ảo tưởng mơ hồ... chỉ có khoảng khắc ngắn ngủi trong hiện tại là giúp đỡ người chung quanh ngay trước mắt ta trong cái giây phút ngắn ngủi quý báu đó. Thưa có phải thế không ạ?
Ðạo sĩ mỉm cười và nụ cười đó thay lời tống biệt đưa nhà vua xuống núi, nơi mà triều đình và thần dân đang đón chờ ngài.
Em thân mến!
Hiện tại là cái khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta luôn luôn bỏ quên vì mãi lo hoài bão về tương lai, tiếc thương cho quá khứ, không ngờ nó lại là thời gian quan trọng nhất. Chư Tổ thiền tông cũng dạy chúng ta rằng:
“Việc qua rồi chẳng nhớ
Việc chưa đến đừng lo
Việc hiện tại chớ đem lòng vọng tưởng.”
Lời dạy này cũng đồng nghĩa với câu giải đáp của đạo sĩ trên. Nếu chỉ sống với giây phút hiện tiền, thì dù ta đang gánh nước, bữa củi, uống trà, mặc áo, ăn cơm... tất cả những chuyện tầm thường nhất, không hành vi nào mà không phải là đạo.
Những điều thú vị của câu chuyện trên là lời giải đáp cho câu hỏi thứ ba “Công việc nào là cần thiết nhất.” Thưa đó là giúp đỡ những người chung quanh ta, cũng ngay trong hiện tại.
Trong cuộc sống hàng ngày mãi lo ngong ngóng đến tương lai, chúng ta thường bỏ quên hiện tại. Có lẽ vì mãi nghĩ đến những chúng sanh mà mình sẽ độ sau này (khi đã thành Phật hay Bồ tát chính hiệu), nên em không thấy được rá rau của người bạn tri nhật đang hối hả lặt cho kịp giờ cơm, quên luôn nền nhà đầy rác đang cần quét, chiếc ly uống nước đầy cáu bẩn v.v...
Tương lai đã che khuất em không thấy được những người bạn đồng tu của mình đang nhễ nhại mồ hôi, đầu tắt mặt tối vì công việc... và điều này khi nói ra e làm em bất bình, nhưng tôi xin chân thành xin lỗi em trước, cũng như tôi đã sám hối và ân hận mãi vì đã có một thời tôi và em, những người mãi miết lo nghĩ đến tương lai đã biến chuyện tu hành của mình thành một gánh nặng cho bè bạn. Và chúng ta đã đặt tên cho những hành động lạ lùng đó bằng các danh từ thật kêu như “hạ thủ công phu,” “giải quyết sinh tử,” “miên mật tu hành.” Hỡi ơi, nếu trong hiện tại chúng ta nhẫn tâm lợi dụng sức lao động của bạn bè mình, để làm bàn đạp tiến thân, tiến đến quả vị Phật tổ là những quả vị không còn dấu vết của bản ngã (và những phụ tùng của nó là tham, sân, si). Chúng ta thản nhiên nhắm mắt làm ngơ trước những công việc cần thiết cấp bách cho mình và cho người chung quanh để chỉ lo thực hiện cho kỳ được những hoài vọng do cái bản ngã đa sự của chính mình, với một lời hứa hẹn trấn an lương tâm là: “Chừng nào mình hoát nhiên đại ngộ hay thành Phật chẳng hạn, tôi sẽ độ cho quý vị hết trơn hết trọi.” Và chúng ta sẽ nhắn nhủ thầm rằng: “Còn bây giờ quý vị nên làm công quả cho tui, chuyện tu hành khó khăn lắm, cần phải có những căn cơ siêu việt mới có thể đảm đương được (như tui đây chẳng hạn)... chừng nào cuộc thí nghiệm của tôi thành công, công lao của quý vị sẽ được đền bù gấp trăm, gấp nghìn lần.”
Em thân mến!
Trong kinh Kim Cang, Ngài Tu Bồ Ðề có hỏi Phật rằng:
- Những người thiện nam hay thiện nữ khi đã phát tâm vô thượng bồ đề rồi thì làm sao hàng phục được tâm mình?
Ngài đã đại diện cho chúng ta nêu lên cái nguyện vọng, nỗi băn khoăn nghìn đời là “làm thế nào để con được thành Phật?” Câu trả lời của đấng đạo sư đã khiến ta bối rối hết sức:
- Con nên độ cho hết thảy chúng sinh vào vô dư niết bàn mà không thấy có một chúng sinh nào được diệt độ.
Câu đáp trở thành khó hiểu khi chúng ta ngỡ rằng “thành Phật tức là thành một đấng gì đó” cao hơn hết thảy chúng sinh, một “khối” gì đó... chẳng hạn. Còn nếu chúng ta chỉ hiểu một cách giản dị rằng: Phật chính là sự giác ngộ. Thành Phật tức là thành một chúng sinh giác ngộ - nhưng giác ngộ cái gì mới được chứ. Thưa, giác ngộ rằng “bản ngã” không thật bền, không có...
Nỗi bận tâm duy nhất và tha thiết nhất của chúng ta là cái bản ngã của chính mình. Từ lâu chúng ta mê mải tìm cầu ngũ dục cho nó hưởng thọ... Không ngờ cái dư vị của ngũ dục quá đắng cay khiến chúng ta đâm hoảng... Và thay vì say mê tham đắm ngũ dục, chúng ta lại xoay qua mê tu tham đắm niết bàn giải thoát. Ðối tượng có thay đổi, nhưng lòng tham lam tính toán vẫn còn đó... Ngày xưa chúng ta bon chen, thủ lợi, giành giựt ngũ dục ra sao thì bây giờ ta cũng tính toán để tóm cho bằng được Niết bàn hay quả vị Phật hệt như vậy.
Thế nên, nếu Ðức Phật đưa ra một đường lối, một phương pháp để đạt... Niết bàn thì chúng ta sẽ chịu lắm. Ta sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả... để giật cho được cái Niết bàn lè lẹ kẻo thiên hạ phỏng tay trên hết. Vì thế câu trả lời của Ðức Từ phụ đã làm chúng ta chưng hửng và thất vọng biết bao! Hỏi làm cách nào để được giải thoát. Ngài lại bảo: “Hãy lo độ sanh đi, tức khắc tâm con được an, tâm an tức được giải thoát.”
Bàn về huyền nghĩa của kinh Kim Cang chúng ta có đến hằng khối kinh luận sớ và sao, giảng giải... Thế nên nơi đây tôi không dám bàn thêm. Tôi chỉ xin kể cho em nghe về chuyện thiền sư Triệu Châu, một Tổ sư Trung Hoa cũng có một câu đáp “lãng quẻ” tương tự.
Có một bà lão đến hỏi sư. “Già này mang thân đàn bà ô uế, bị đủ thứ ràng buộc... làm sao để thoát thân nữ?”
Sư đáp:
- Bà hãy phát tâm nguyện như thế này: Nguyện cho tất cả chúng sinh đều được thân tướng trang nghiêm của đại trượng phu, còn riêng thân tiện tỳ này thì vĩnh kiếp trầm luân nơi địa ngục.
Lão tử cũng có câu tương tự:
- Những ai muốn đứng trước thiên hạ thì hãy đặt mình đứng sau thiên hạ.
Và cũng có lẽ vì thế mà Ðại thừa Phật giáo đã không tiếc lời ca ngợi hạnh nguyện Bồ tát chăng? Xin mở một ngoặc đơn (chúng sanh: là người tìm đủ mọi cách để thỏa mãn tham vọng của riêng mình. Bồ tát: là người giác ngộ được chút đỉnh, nên dù vẫn thiết tha cầu Phật đạo mà vẫn không bỏ việc lợi sanh, nhưng Bồ tát không có phụng sự cho dục vọng của chúng sanh đâu nghen!) Em nghĩ sao? Ư nhữ ý vân hà? Nếu những lời lẽ trên đây có làm em khó chịu thì tôi xin cáo lỗi và xác định lại: Ðây chỉ là lời lải nhải, độc thoại tự nhủ của một người hơn là ngỏ cùng độc giả vậy.
Thuở xưa có một vị vua thuộc vào hành minh quân, thương dân như con đẻ. Nhưng dù là minh quân, Ngài vẫn không sao tránh được một ít lỗi lầm đáng tiếc.
Lúc tuổi đã cao, nhà vua nghĩ rằng giá mà thời niên thiếu Ngài được các bậc hiền tài chỉ dẫn cho ba điều thắc mắc sau đây thì có lẽ Ngài tránh được rất nhiều khuyết điểm. Ðó là những nghi vấn sau:
1. Thời gian nào quan trọng nhất của một công việc?
2. Nhân vật nào cần chú ý nhất đối với ta?
3. Công việc nào là tối quan trọng và khẩn thiết nhất?
Ðức vua cho nêu ba câu hỏi trên trước hoàng thành, truyền rao khắp các thị trấn, làng mạc và hứa sẽ trọng thưởng cho người nào có lời giải đáp khôn ngoan nhất.
Bố cáo vừa được niêm yết thì các bậc hiền tài tuấn kiệt, thạc học minh triết lũ lượt kéo nhau về kinh thành. Mỗi người đưa ra một ý kiến. Triều đình phải thành lập một ban giám khảo, các quan thị lang làm việc tận lực, suốt hai tháng liền mới đúc kết các khuynh hướng thiên sai vạn biệt thành một vài trường phái nhất trí và dâng lên đức vua - vị chánh chủ khảo tối cao của cả nước.
Ðáp lại câu hỏi đầu tiên có người bảo rằng: Muốn biết thời gian nào quan trọng nhất của một công việc, người ta phải thiết lập chương trình kế hoạch, thời dụng biểu hẳn hoi. Xong ta sẽ thực hành diễn tiến công việc theo từng thời điểm đã qui định sẵn đó... Nhưng ý kiến ấy liền bị nhà vua bác bỏ vì không ai có thể tiên đoán những điều sẽ xảy ra mà lập một khuôn mẫu sẵn, công việc đòi hỏi phải linh động mới được. Có trường phái lại cho rằng: Một người không thể khôn ngoan hơn tập thể. Ðức vua nên thành lập một nội các gồm nhiều đại biểu để soạn thảo kế hoạch trước khi thi hành và làm theo quyết định chung. Một trường phái khác lại đề nghị đức vua cần thành lập một hội đồng tiên tri để xủ quẻ trước khi thực thi một công việc...
Như thế đại để mọi người đều đồng ý với nhau rằng: Thời gian quan trọng nhất của công việc là thời gian chuẩn bị nghĩ suy về công việc ấy.
Về câu hỏi thứ hai, người ta càng bất đồng ý kiến với nhau: Thượng đế, đức vua, quan tể tướng, các giáo sĩ, bốc sư... được đề nghị là những nhân vật quan trọng nhất.
Câu hỏi thứ ba cũng được giải đáp trong một tình trạng tương tự - công việc nào phải được xem là quan trọng nhất? Thưa đó là việc nước, việc nhà, việc ăn, việc mặc, học hành, giao tế, tâm linh, hành chánh, kinh tế, quân sự hay là tôn giáo? Các đề mục đều được các khối óc khôn ngoan tinh tế nhất đề cập đến...
Và vị chánh chủ khảo - tức là đức vua ấy không chấp nhận câu giải đáp nào cả...
Nhiều năm trôi qua... ba câu hỏi rơi dần vào quên lãng... cho đến một hôm, nhà vua nghe đồn rằng ở trên một đỉnh núi phủ đầy mây nọ có vị đạo sĩ được coi là bậc giác ngộ, nhưng vị chân tu này không bao giờ chịu hạ sơn để giao tiếp với các nhà quyền quý. Tiếng đồn về đạo sĩ khiến nhà vua để ý và một hôm ngài quyết định cải dạng thường dân đến tham vấn vị ẩn tu.
Ðến nơi nhà vua gặp đạo sĩ đang cuốc đất. Vua vái chào và nêu lên ba câu hỏi. Ðạo sĩ chỉ mỉm cười đưa tay vỗ nhẹ nhà vua rồi tiếp tục công chuyện. Ðã được báo trước về tánh khí lạ lùng của đạo sĩ, đức vua không nản lòng, ngồi xuống một tảng đá chờ đợi. Hồi lâu, buồn tay, đức vua mời đạo sĩ nghỉ tay trao cuốc cho vua làm giúp. Nhiều giờ trôi qua đức vua vẫn xới đất, còn đạo sĩ thì nhổ cỏ quanh quẩn bên am tranh. Khi đôi tay vương giả bắt đầu chai phồng đức vua ngừng cuốc, nghỉ một giây lâu và nói với đạo sĩ:
- Tôi từ xa lặn lội đến đây cầu thầy chỉ giáo cho ba điều nghi vấn. Nếu thầy biết xin vui lòng chỉ dẫn cho, bằng không cũng xin cho biết để tôi trở về kẻo tối. Ðạo sĩ mỉm cười định nói câu gì đó thì chợt cả hai người cùng nghe tiếng chân chạy dồn dập. Nhà tu bảo đức vua:
- Bác xem có ai đến kìa!
Nhà vua quay lại thì thấy một người vừa ngã quỵ xuống đất, toàn thân nhuộm máu. Hai người già không ai bảo ai, đều hối hả đến bên người bị nạn. Nạn nhân chỉ còn thoi thóp thở. Vua phụ lực với đạo sĩ băng bó các vết thương. Hai người im lặng làm việc cho đến lúc ngừng tay thì mặt trời đã lặn ở đỉnh núi bên kia.
Ðưa nạn nhân vào thảo am, đặt người bệnh trên chiếc chõng tre độc nhất của căn lều, họ chia nhau mấy củ khoai rừng luộc và vì quá mệt đức vua ngã mình xuống nền đất thiếp đi.
Sáng hôm sau khi nhà vua giật mình thức giấc thì nắng đã nhuộm hồng chiếc thảo am và chim rừng kêu rộn rã. Ðức vua phải bàng hoàng hồi lâu mới rõ mình đang ở đâu và làm gì... Ðạo sĩ đã đi làm vườn sau khi đặt một rổ khoai luộc bên cạnh ông khách.
Trên chõng tre nạn nhân đã hồi tỉnh và đang nhìn đức vua bằng cặp mắt long lanh. Ðức vua đến bên người bệnh, đặt một bàn tay lên vầng trán nóng như lửa của anh ta và cất tiếng thăm hỏi bệnh tình. Nạn nhân bỗng òa lên khóc:
- Xin bệ hạ tha tội cho ngu thần...
Vô cùng ngạc nhiên đức vua bảo:
- Khanh là ai mà lại biết trẫm?
- Bệ hạ không biết thần đâu. Hạ thần chính là em trai của võ tướng Trần Ðoàn, người bị bệ hạ giết oan trong mùa thu năm Tân Dậu. Thần đã thề trước linh cửu của anh là sẽ giết bệ hạ để báo thú. Biết bệ hạ lên núi này thần mai phục sẵn. Không ngờ đợi đến tối mà bệ hạ vẫn chưa xuống núi, thần liền đi tìm... và bị chợt chân té xuống triền núi. Nếu không nhờ bệ hạ ra tay cứu chữa thì có lẽ thần đã mất mạng. Từ đây oan cừu xin giải hết... Thần cúi mong bệ hạ tha tội chết cho hạ thần.
- Câu chuyện đáng tiếc năm xưa đã làm ta hối tiếc khôn nguôi, nhưng việc đã dĩ lỡ rồi, trẫm không biết tính sao. Bây giờ chẳng những trẫm tha lỗi cho khanh, mà trẫm còn phục hồi chức tước và chu cấp cho gia đình Trần Ðoàn nữa. Khanh hãy yên tâm mà tịnh dưỡng đi.
Ðức vua ra hiệu gọi vệ sĩ đến, cho khiêng nạn nhân xuống núi và vời ngự y tới để chăm sóc vết thương. Sắp xếp đâu đó xong xuôi, vua đi tìm đạo sĩ. Nhà tu đang lúi húi trồng rau trên vạtn đất mới cuốc hôm qua. Ðức vua ngỏ ý cáo từ và lập lại ba câu hỏi::
- Xin đạo sĩ giải đáp cho...
Nhà tu mỉm cười:
- Bần đạo đã trả lời cho bệ hạ rồi đó. Ðức vua ngạc nhiên:
- Hồi nào đâu?
- Ngay lúc bệ hạ vừa nêu câu hỏi.
- ???
- Này nhé “thời gian nào là thời gian quan trọng nhất” đó là lúc bệ hạ cuốc đất giúp cho bần đạo, nếu thiếu khoảng thời gian này thì bệ hạ đã bị chết về tay anh chàng kia rồi nhé. “Nhân vật quan trọng nhất” chích là bần đạo đây, quan trọng đến nỗi bệ hạ phải trèo non lội suối đi tìm có phải không? Và câu hỏi thứ ba “Công việc nào là cần thiết nhất?” Thưa đó là cuốc đất, việc mà hai chúng ta đã làm ngày qua...
Rồi sau đó, khi chàng thanh niên xuất hiện, anh ta biến thành nhân vật quan trọng nhất, công việc cần thiết nhất là cấp cứu cho anh ta và thời gian cứu chữa là thời gian quan trọng nhất. Có phải thế không nào?
Nhà vua cúi đầu ngẫm nghĩ giây lâu, cất tiếng:
- Thưa đạo sĩ, trẫm đã hiểu. Thời gian quan trọng nhất là thời gian hiện tại. Nhân vật cần thiết nhất là người mà ta cần gặp gỡ trong hiện tại và công việc khẩn thiết nhất cũng là công việc trong hiện tại. Quá khứ là những điều đã qua rồi vĩnh viễn, vị lai chỉ là những ảo tưởng mơ hồ... chỉ có khoảng khắc ngắn ngủi trong hiện tại là giúp đỡ người chung quanh ngay trước mắt ta trong cái giây phút ngắn ngủi quý báu đó. Thưa có phải thế không ạ?
Ðạo sĩ mỉm cười và nụ cười đó thay lời tống biệt đưa nhà vua xuống núi, nơi mà triều đình và thần dân đang đón chờ ngài.
Em thân mến!
Hiện tại là cái khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta luôn luôn bỏ quên vì mãi lo hoài bão về tương lai, tiếc thương cho quá khứ, không ngờ nó lại là thời gian quan trọng nhất. Chư Tổ thiền tông cũng dạy chúng ta rằng:
“Việc qua rồi chẳng nhớ
Việc chưa đến đừng lo
Việc hiện tại chớ đem lòng vọng tưởng.”
Lời dạy này cũng đồng nghĩa với câu giải đáp của đạo sĩ trên. Nếu chỉ sống với giây phút hiện tiền, thì dù ta đang gánh nước, bữa củi, uống trà, mặc áo, ăn cơm... tất cả những chuyện tầm thường nhất, không hành vi nào mà không phải là đạo.
Những điều thú vị của câu chuyện trên là lời giải đáp cho câu hỏi thứ ba “Công việc nào là cần thiết nhất.” Thưa đó là giúp đỡ những người chung quanh ta, cũng ngay trong hiện tại.
Trong cuộc sống hàng ngày mãi lo ngong ngóng đến tương lai, chúng ta thường bỏ quên hiện tại. Có lẽ vì mãi nghĩ đến những chúng sanh mà mình sẽ độ sau này (khi đã thành Phật hay Bồ tát chính hiệu), nên em không thấy được rá rau của người bạn tri nhật đang hối hả lặt cho kịp giờ cơm, quên luôn nền nhà đầy rác đang cần quét, chiếc ly uống nước đầy cáu bẩn v.v...
Tương lai đã che khuất em không thấy được những người bạn đồng tu của mình đang nhễ nhại mồ hôi, đầu tắt mặt tối vì công việc... và điều này khi nói ra e làm em bất bình, nhưng tôi xin chân thành xin lỗi em trước, cũng như tôi đã sám hối và ân hận mãi vì đã có một thời tôi và em, những người mãi miết lo nghĩ đến tương lai đã biến chuyện tu hành của mình thành một gánh nặng cho bè bạn. Và chúng ta đã đặt tên cho những hành động lạ lùng đó bằng các danh từ thật kêu như “hạ thủ công phu,” “giải quyết sinh tử,” “miên mật tu hành.” Hỡi ơi, nếu trong hiện tại chúng ta nhẫn tâm lợi dụng sức lao động của bạn bè mình, để làm bàn đạp tiến thân, tiến đến quả vị Phật tổ là những quả vị không còn dấu vết của bản ngã (và những phụ tùng của nó là tham, sân, si). Chúng ta thản nhiên nhắm mắt làm ngơ trước những công việc cần thiết cấp bách cho mình và cho người chung quanh để chỉ lo thực hiện cho kỳ được những hoài vọng do cái bản ngã đa sự của chính mình, với một lời hứa hẹn trấn an lương tâm là: “Chừng nào mình hoát nhiên đại ngộ hay thành Phật chẳng hạn, tôi sẽ độ cho quý vị hết trơn hết trọi.” Và chúng ta sẽ nhắn nhủ thầm rằng: “Còn bây giờ quý vị nên làm công quả cho tui, chuyện tu hành khó khăn lắm, cần phải có những căn cơ siêu việt mới có thể đảm đương được (như tui đây chẳng hạn)... chừng nào cuộc thí nghiệm của tôi thành công, công lao của quý vị sẽ được đền bù gấp trăm, gấp nghìn lần.”
Em thân mến!
Trong kinh Kim Cang, Ngài Tu Bồ Ðề có hỏi Phật rằng:
- Những người thiện nam hay thiện nữ khi đã phát tâm vô thượng bồ đề rồi thì làm sao hàng phục được tâm mình?
Ngài đã đại diện cho chúng ta nêu lên cái nguyện vọng, nỗi băn khoăn nghìn đời là “làm thế nào để con được thành Phật?” Câu trả lời của đấng đạo sư đã khiến ta bối rối hết sức:
- Con nên độ cho hết thảy chúng sinh vào vô dư niết bàn mà không thấy có một chúng sinh nào được diệt độ.
Câu đáp trở thành khó hiểu khi chúng ta ngỡ rằng “thành Phật tức là thành một đấng gì đó” cao hơn hết thảy chúng sinh, một “khối” gì đó... chẳng hạn. Còn nếu chúng ta chỉ hiểu một cách giản dị rằng: Phật chính là sự giác ngộ. Thành Phật tức là thành một chúng sinh giác ngộ - nhưng giác ngộ cái gì mới được chứ. Thưa, giác ngộ rằng “bản ngã” không thật bền, không có...
Nỗi bận tâm duy nhất và tha thiết nhất của chúng ta là cái bản ngã của chính mình. Từ lâu chúng ta mê mải tìm cầu ngũ dục cho nó hưởng thọ... Không ngờ cái dư vị của ngũ dục quá đắng cay khiến chúng ta đâm hoảng... Và thay vì say mê tham đắm ngũ dục, chúng ta lại xoay qua mê tu tham đắm niết bàn giải thoát. Ðối tượng có thay đổi, nhưng lòng tham lam tính toán vẫn còn đó... Ngày xưa chúng ta bon chen, thủ lợi, giành giựt ngũ dục ra sao thì bây giờ ta cũng tính toán để tóm cho bằng được Niết bàn hay quả vị Phật hệt như vậy.
Thế nên, nếu Ðức Phật đưa ra một đường lối, một phương pháp để đạt... Niết bàn thì chúng ta sẽ chịu lắm. Ta sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả... để giật cho được cái Niết bàn lè lẹ kẻo thiên hạ phỏng tay trên hết. Vì thế câu trả lời của Ðức Từ phụ đã làm chúng ta chưng hửng và thất vọng biết bao! Hỏi làm cách nào để được giải thoát. Ngài lại bảo: “Hãy lo độ sanh đi, tức khắc tâm con được an, tâm an tức được giải thoát.”
Bàn về huyền nghĩa của kinh Kim Cang chúng ta có đến hằng khối kinh luận sớ và sao, giảng giải... Thế nên nơi đây tôi không dám bàn thêm. Tôi chỉ xin kể cho em nghe về chuyện thiền sư Triệu Châu, một Tổ sư Trung Hoa cũng có một câu đáp “lãng quẻ” tương tự.
Có một bà lão đến hỏi sư. “Già này mang thân đàn bà ô uế, bị đủ thứ ràng buộc... làm sao để thoát thân nữ?”
Sư đáp:
- Bà hãy phát tâm nguyện như thế này: Nguyện cho tất cả chúng sinh đều được thân tướng trang nghiêm của đại trượng phu, còn riêng thân tiện tỳ này thì vĩnh kiếp trầm luân nơi địa ngục.
Lão tử cũng có câu tương tự:
- Những ai muốn đứng trước thiên hạ thì hãy đặt mình đứng sau thiên hạ.
Và cũng có lẽ vì thế mà Ðại thừa Phật giáo đã không tiếc lời ca ngợi hạnh nguyện Bồ tát chăng? Xin mở một ngoặc đơn (chúng sanh: là người tìm đủ mọi cách để thỏa mãn tham vọng của riêng mình. Bồ tát: là người giác ngộ được chút đỉnh, nên dù vẫn thiết tha cầu Phật đạo mà vẫn không bỏ việc lợi sanh, nhưng Bồ tát không có phụng sự cho dục vọng của chúng sanh đâu nghen!) Em nghĩ sao? Ư nhữ ý vân hà? Nếu những lời lẽ trên đây có làm em khó chịu thì tôi xin cáo lỗi và xác định lại: Ðây chỉ là lời lải nhải, độc thoại tự nhủ của một người hơn là ngỏ cùng độc giả vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét