*** ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG GIẢI NGHI VỀ NIỆM PHẬT
(trích Phẩm Nghi Vấn – Kinh Pháp Bảo Đàn. Dịch và lược giải: Thích Duy Lực)
(trích Phẩm Nghi Vấn – Kinh Pháp Bảo Đàn. Dịch và lược giải: Thích Duy Lực)
Hôm nay, ngày 17/11 AL là ngày vía Đức Từ Phụ A Di Đà Phật, xin gửi đến tất cả quý vị lời khai thị giải nghi về pháp môn Niệm Phật của Đức Lục Tổ Huệ Năng. Mọi người hãy lắng lòng tịnh tâm thọ trì.
Chúc tất cả liễu tri, tinh tấn!
Diệu nam mô A Di Đà Phật _()_
Đạo tràng TU PHẬT
(www.facebook.com/tutriphatphap)
(www.facebook.com/tutriphatphap)
-------------------------------------------------------
“… Sử Quân hỏi: Ðệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Ðà, nguyện sanh Tây Phương, được vãng sanh chăng? Xin Hoà Thượng chỉ thị để phá nghi.
Sư (Lục Tổ Huệ Năng) nói: Sử Quân hãy nghe đây. Lúc Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ thuyết Kinh Dẫn Hoá Tây Phương, rõ ràng từ đây đến đó chẳng xa. Nếu nói theo tướng thuyết, tính theo số dặm thì có mười vạn tám ngàn, tức thập ác tám tà nơi thân; đó là nói xa. Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì người thượng trí, người có hai loại, pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm. KẺ MÊ NIỆM PHẬT CẦU SANH NƠI KHÁC, NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM. Cho nên Phật nói: TÙY NƠI TÂM TỊNH (trong sạch) TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH.
Sử Quân là người Ðông Phương, hễ tâm tịnh thì chẳng tạo tội, người Tây Phương tâm nếu chẳng tịnh cũng có lỗi. Người Ðông Phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, người Tây Phương tạo tội cầu sanh phương nào? Kẻ mê chẳng rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ trong thân, cầu nguyện nơi Ðông nơi Tây, người ngộ thì ở đâu cũng vậy. Cho nên Phật nói: Ở bất cứ nơi nào cũng đều an lạc vậy.
Sử Quân nếu chẳng khởi ác niệm thì Tây Phương cách đây chẳng xa, nếu tâm thường khởi ác thì dẫu cho niệm Phật cũng khó mà vãng sanh. Nay khuyên thiện tri thức, trước nhất phải TRỪ THẬP ÁC, tức đã đi được mười vạn dặm, sau DỨT TÁM TÀ, tức đã qua tám ngàn dặm vậy. Niệm niệm thấy Tánh, thực hành Bình-đẳng và Ngay-thẳng, đến Tây Phương như búng ngón tay, liền thấy Di Ðà. Sử Quân chỉ cần tu Thập-thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh! NẾU CHẲNG DỨT THẬP ÁC TÂM, PHẬT NÀO MÀ ĐẾN RƯỚC? Nếu ngộ được pháp vốn VÔ SANH, thấy Tây Phương chỉ trong chốc lát, chẳng ngộ Tự Tâm mà niệm Phật thì con đường vãng sanh xa xôi, làm sao đến được! Nay Huệ Năng dời Tây Phương đến với các ngươi, chỉ cần trong sát na liền thấy trước mắt, các ngươi có muốn thấy chăng?
Ðại chúng đảnh lễ rằng : Nếu được thấy tại nơi đây, đâu cần cầu nguyện vãng sanh nữa, xin Hoà Thượng từ bi hiện cõi Tây Phương cho cả thảy đều thấy.
Sư nói: Ðại chúng! Cơ thể của các ngươi là thành, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý (ý căn), tâm là địa, tánh là vua. Vua ngụ nơi tâm địa, tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn, tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại. Tìm Phật ở nơi tâm, chớ nên cầu bên ngoài. Tự tâm Mê tức chúng sanh, tự tâm Giác Ngộ tức Phật, Từ Bi tức Quán Âm, Hỉ Xả tức Thế Chí, Thanh Tịnh tức Thích Ca, Bình Đẳng ngay thẳng tức Di Ðà, Nhơn-Ngã là núi Tu Di, Tà-tâm là nước biển, Phiền-não là làn sóng, Độc-hại là rồng ác, Hư-vọng là quỷ thần, Trần-lao là cá trạch, Tham - Sân là địa ngục, Ngu-Si là súc sanh. Thiện tri thức, thường HÀNH THẬP THIỆN, thiên đàng liền đến; TRỪ ĐƯỢC NHƠN-NGÃ, núi Tu Di sụp; PHÁ ĐƯỢC TÀ TÂM thì nước biển cạn; CHẲNG SANH PHIỀN NÃO thì làn sóng lặn; QUÊN BỎ ĐỘC HẠI thì cá rồng tuyệt. Tự tánh Như Lai trong tâm địa phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh, phá hết lục dục chư thiên, tự tánh chiếu soi, bên trong liền trừ Tam-độc THAM - SÂN - SI, các tội Địa ngục nhất thời tan rã, trong ngoài sáng tỏ, chẳng khác Tây Phương, nếu chẳng tu như vậy, Tây Phương làm sao đến được?
Ðại chúng nghe nói, đều tự tin sẽ được kiến tánh, thảy đều lễ bái tán thán rằng: Lành thay, nguyện khắp pháp giới chúng sanh, nghe được pháp này sẽ được từ NGHI đến NGỘ.
Sư nói: Thiện tri thức, nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, chẳng do tại chùa. Tại gia tu được như người Ðông Phương mà tâm thiện, tại chùa chẳng tu như kẻ Tây Phương mà tâm ác, chỉ cần TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH tức là TỰ TÁNH TÂY PHƯƠNG.
Sử Quân lại hỏi: Tại gia phải tu như thế nào? Xin Hòa Thượng chỉ dạy.
Sư nói : Nay ta vì các ngươi nói bài VÔ TƯỚNG TỤNG, chỉ cần y theo đây mà tu, như thường ở với ta chẳng khác, nếu chẳng chịu tu, dẫu cho xuống tóc xuất gia, cũng đâu có ích lợi gì ? Bài tụng rằng:
Tâm bình hà lao trì giới,
Hạnh trực hà dụng tu thiền.
Ân tắc thân dưỡng phụ mẫu,
Nghiã tắc thượng hạ tương lân.
Nhượng tắc tôn ty hòa mục,
Nhẫn tắc chúng ác vô tuyên.
Nhược năng toản mộc thủ hỏa,
Ứ nê định sinh hồng liên.
Khổ khẩu tức thị lương dược,
Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.
Cải qúa tất sanh trí huệ,
Hộ đoản tâm nội phi hiền.
Nhựt dụng thường hành nhiêu ích,
Thành đạo phi do thí tiền.
Bồ đề chỉ hướng tâm mích,
Hà lao hướng ngoại cầu huyền.
Thính thuyết y thử tu hành,
Thiên đàng chỉ tại mục tiền.
Hạnh trực hà dụng tu thiền.
Ân tắc thân dưỡng phụ mẫu,
Nghiã tắc thượng hạ tương lân.
Nhượng tắc tôn ty hòa mục,
Nhẫn tắc chúng ác vô tuyên.
Nhược năng toản mộc thủ hỏa,
Ứ nê định sinh hồng liên.
Khổ khẩu tức thị lương dược,
Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.
Cải qúa tất sanh trí huệ,
Hộ đoản tâm nội phi hiền.
Nhựt dụng thường hành nhiêu ích,
Thành đạo phi do thí tiền.
Bồ đề chỉ hướng tâm mích,
Hà lao hướng ngoại cầu huyền.
Thính thuyết y thử tu hành,
Thiên đàng chỉ tại mục tiền.
Dịch nghiã:
Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới
(tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).
Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.
(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền).
Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,
Nhân nghiã thì già trẻ thương nhau.
Khiêm nhường thì sang hèn hoà thuận,
Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.
Nếu công phu miên mật mãi mãi,
Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.
Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,
Lời trái tai ắt là trung ngôn.
Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,
Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.
Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,
Thành đạo chẳng do bố thí tiền.
Bồ đề chỉ ở nơi tâm ngộ.
Ðâu cần hướng ngoại để cầu huyền.
Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,
Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.
(tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).
Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.
(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền).
Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,
Nhân nghiã thì già trẻ thương nhau.
Khiêm nhường thì sang hèn hoà thuận,
Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.
Nếu công phu miên mật mãi mãi,
Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.
Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,
Lời trái tai ắt là trung ngôn.
Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,
Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.
Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,
Thành đạo chẳng do bố thí tiền.
Bồ đề chỉ ở nơi tâm ngộ.
Ðâu cần hướng ngoại để cầu huyền.
Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,
Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.
Sư lại nói: Thiện tri thức, cần phải y theo kệ này tu hành, nhận thấy Tự Tánh, thẳng đến Phật địa. Pháp chẳng đợi người, các ngươi hãy đi, ta về Tào Khê, hễ có thắc mắc thì đến hỏi. Lúc ấy Sử Quân và trong hội các quan chức, thiện nam tín nữ đều được tỉnh ngộ, tín thọ phụng hành.”
------------------------------------------------------------
*** CHÚ GIẢI:
* THẬP ÁC NGHIỆP:
- THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
1- Sát sanh.
2- Trộm cắp.
3- Tà dâm.
- THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
1- Sát sanh.
2- Trộm cắp.
3- Tà dâm.
- KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:
1- Vọng ngôn (nói dối trá, nói xằng bậy, phù phiếm).
2- Lưỡng thiệt (nói hai lời).
3- Ác khẩu (nói độc ác, nói xấu, nguyền rủa).
4- Ỷ ngữ (nói thêu dệt).
1- Vọng ngôn (nói dối trá, nói xằng bậy, phù phiếm).
2- Lưỡng thiệt (nói hai lời).
3- Ác khẩu (nói độc ác, nói xấu, nguyền rủa).
4- Ỷ ngữ (nói thêu dệt).
- Ý CÓ 3 NGHIỆP:
1- Tham.
2- Sân.
3- Si.
1- Tham.
2- Sân.
3- Si.
* THẬP THIỆN NGHIỆP (ngược lại với Thập ác nghiệp):
- THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
1- Không sát sanh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
- THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
1- Không sát sanh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
- KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:
1. Không nói dối…
2. Không nói hai lời…
3. Không nói độc ác…
4. Không nói thêu dệt...
1. Không nói dối…
2. Không nói hai lời…
3. Không nói độc ác…
4. Không nói thêu dệt...
- Ý CÓ 3 NGHIỆP:
1. Không tham.
2. Không sân.
3. Thấy si.
1. Không tham.
2. Không sân.
3. Thấy si.
* TÁM TÀ HẠNH (ngược lại với 8 Chánh hạnh):
1. Tà kiến
2. Tà tư duy
3. Tà ngữ
4. Tà nghiệp
5. Tà mạng
6. Tà tinh tấn
7. Tà niệm
8. Tà định
1. Tà kiến
2. Tà tư duy
3. Tà ngữ
4. Tà nghiệp
5. Tà mạng
6. Tà tinh tấn
7. Tà niệm
8. Tà định
(Ảnh: sưu tầm) |
Theo SMC, Đức Phật không phải là thần linh.
TIN THẦN LINH + TIN PHÉP LẠ = MÊ TÍN
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người. Chúng ta cần nên biết rằng: Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai. Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác.
Thực ra, đạo Phật giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. Trong những giờ phút cuối của cuộc đời mình, Đức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật, và đem áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp, để tự cứu mình và giúp đỡ người khác. Tất cả Kinh Phật đều là ẩn dụ; dùng cảnh ngoài để dụ cho Thân, Tâm mình.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC Ở ĐÂU ?
.
Trong Kinh A Di Đà. Đức Phật đã chỉ rõ.
"Từ đây, đến Tây phương Cực lạc, cách 10 vạn ức cõi Phật".
Xa lắm. Làm sao đến ?
-Từ đây: Không phải là từ núi Linh Thứu. Mà là từ Thân, Tâm nầy.
-10 đó là gì?
Tại sao không 7, không 8.....Mà là 10.
Đó là 10 điều của Thân: 3 (Sát sanh, Trộm cắp, Tà dâm). Khẩu: 4 (Nói dối, Nói lời ác khẩu, Nói lời hai chiều...). Ý: 3 (Tham, Sân, Si).
-Vạn ức là nói về vô lượng phiền não khi Thân, Khẩu, Ý Bất tịnh.
-Sao là cõi Phật ?
Là cõi Thanh Tịnh. Thân, Tâm thanh tịnh tức là cõi Phật.
Từ Thân, Tâm nầy với 10 điều Bất tịnh, vô số phiền não.
Thì cách xa cõi Phật là Thân,Tâm thanh tịnh.
Cõi Phật, cõi thanh tịnh gọi đó là Tây Phương Cực Lạc.
Do đó, chuyển 10 điều Bất tịnh của Thân, Khẩu, Ý sang 10 điều Thanh tịnh của Thân, Khẩu , Ý là đến Tây phương Cực lạc.
Như vậy:
Tây phương Cực lạc đâu có xa !
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TIN THẦN LINH + TIN PHÉP LẠ = MÊ TÍN
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người. Chúng ta cần nên biết rằng: Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai. Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác.
Thực ra, đạo Phật giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. Trong những giờ phút cuối của cuộc đời mình, Đức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật, và đem áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp, để tự cứu mình và giúp đỡ người khác. Tất cả Kinh Phật đều là ẩn dụ; dùng cảnh ngoài để dụ cho Thân, Tâm mình.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC Ở ĐÂU ?
.
Trong Kinh A Di Đà. Đức Phật đã chỉ rõ.
"Từ đây, đến Tây phương Cực lạc, cách 10 vạn ức cõi Phật".
Xa lắm. Làm sao đến ?
-Từ đây: Không phải là từ núi Linh Thứu. Mà là từ Thân, Tâm nầy.
-10 đó là gì?
Tại sao không 7, không 8.....Mà là 10.
Đó là 10 điều của Thân: 3 (Sát sanh, Trộm cắp, Tà dâm). Khẩu: 4 (Nói dối, Nói lời ác khẩu, Nói lời hai chiều...). Ý: 3 (Tham, Sân, Si).
-Vạn ức là nói về vô lượng phiền não khi Thân, Khẩu, Ý Bất tịnh.
-Sao là cõi Phật ?
Là cõi Thanh Tịnh. Thân, Tâm thanh tịnh tức là cõi Phật.
Từ Thân, Tâm nầy với 10 điều Bất tịnh, vô số phiền não.
Thì cách xa cõi Phật là Thân,Tâm thanh tịnh.
Cõi Phật, cõi thanh tịnh gọi đó là Tây Phương Cực Lạc.
Do đó, chuyển 10 điều Bất tịnh của Thân, Khẩu, Ý sang 10 điều Thanh tịnh của Thân, Khẩu , Ý là đến Tây phương Cực lạc.
Như vậy:
Tây phương Cực lạc đâu có xa !
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét