HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WORDPRESS LÊN HOSTING, TẠO WEBSITE BẰNG WORDPRESS
Hướng dẫn cài đặt WordPress lên hosting giúp bạn tạo nhanh một website bằng WordPress. Thay vì phải tự code hoặc thuê đơn vị code một website mất nhiều công sức và bỏ ra chi phí khá lớn, chỉ thao tác vài phút bạn đã có một website cơ bản với mã nguồn mở WordPress.
1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỂ CÀI ĐẶT WORDPRESS LÊN HOSTING:
– Domain, Hosting Linux.
– Mã nguồn WordPress: Bạn download mã nguồn phiên bản mới nhất tại website http://wordpress.org.
– Truy cập vào Control Panel của Hosting và tạo một cơ sở dữ liệu Database MySQL và một database user mới trên hosting sau đó cấp quyền truy cập Database cho Database user mới đó.
– Upload bộ mã nguồn WordPress lên Hosting: Giải nén mã nguồn WordPress đã download từ website wordpress.org về, toàn bộ mã nguồn sẽ nằm trong thư mục /wordpress/. Công việc của bạn là sử dụng FTP hoặc cách khác để upload toàn bộ thư mục và files nằm bên trong thư mục /wordpress/ lên thư mục public_html của hosting.
Sau khi upload lên thư mục public_html xong, bạn ra trình duyệt chạy tên miền chính thức của website thì sẽ thấy trang cài đặt WordPress hiện ra. Tiếp theo, chúng ta tiến hành cài đặt WordPress.
2. Quy trình cài đặt Website WordPress:
Giao diện bắt đầu cài đặt như hình dưới.
Nhấn vào nút thực hiện ngay, và chờ để chuyển sang phần nhập thông tin kết nối cơ sở dữ liệu
Nhập đúng các thông số:
- Tên cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu dạng MySQL, đây là nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn.
- Tên đăng nhập: Tên đăng nhập mà bạn hoặc người quản trị đã cấp quyền để truy cập vào cơ sở dữ liệu bạn vừa nhập ở trên.
- Mật khẩu: Là mật khẩu của tên đăng nhập dùng để truy cập vào cơ sở dữ liệu.
- Địa chỉ máy chủ cơ sở dữ liệu: Nhập địa chỉ máy chủ cơ sở dữ liệu.
- Tiền tố bảng dữ liệu: Sẽ có nhiều tác dụng nếu bạn sử dụng nhiều website cùng 1 cơ sở dữ liệu.
Sau khi hoàn thành hãy nhấn nút GỬI và chờ sang bước tiếp theo.
Sau khi nhấn gửi, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra. Nêu bạn nhập đúng thông tin kết nối cơ sở dữ liệu thì sẽ nhận được thông báo như hình trên. (Nếu không được, quay lại và nhập lại hoặc kiểm tra lại). Nhấn thực thi cài đặt để tiến hành cài đặt.
Tiếp theo bạn sẽ gặp một yêu cầu nhập thông tin như hình trên. Tiến hành nhập đầy đủ thông tin gồm:
Tiêu đề trang: Tiêu đề Website/Tên website.
Tên đăng nhập: Tên đăng nhập tài khoản quản lý (quyền cao chức trọng nhất website ^^)
Mật khẩu: Mật khẩu cho tài khoản quản lý. (Lưu ý: Nếu bạn nhập mật khẩu yếu nghĩa là không được đánh giá bảo mật cao, khi đó sẽ xuất hiện một ô yêu cầu bạn xác nhận mật khẩu yếu.)
Thư điện tử của bạn: E-mail chính xác bởi khi có thông báo gì, hệ thống sẽ mách lẻo với bạn qua E-mail này. Bạn có thể thay đổi được sau khi cài đặt trong phần quản trị >> Cài đặt >> Tổng quan).
Nhấn cài đặt WordPress và chờ kết quả.
Vậy là bạn đã cài đặt xong WordPress, nhấn nút đăng nhập trình duyệt sẽ đưa bạn tới trang đăng nhập quản trị website của bạn. Gõ tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập quản trị.
CÀI ĐẶT GIAO DIỆN CHO WORDPRESS.
Ban đầu, khi mới cài đặt xong WordPress bạn sẽ được một website có giao diện mặc định như hình bên dưới.
Tại trang quản trị của Website sử dụng mã nguồn mở WordPress, để thêm giao diện cho website bạn click vào phần giao diện >> Giao diện >> nhấn thêm mới.
Có 3 cách để thêm mới giao diện Website WordPress.
- Sử dụng công cụ truyền tải files (FTP) để tải 1 theme lên thư mục: [(root/…/)public_html(/htdocs)]/wp-content/theme/
- Tải giao diện từ máy tính lên (định dạng files .zip, .zip.taz, .gz,…)
- Sử dụng giao diện có sẵn trên kho theme của WordPress.
Dưới đây xin hướng dẫn các bạn thêm giao diện bằng cách tải từ máy tính lên.
Ở mục thêm giao diện, chọn nút tải giao diện lên ta được như hình bên dưới.
Nhấn chọn tệp và tìm tới nơi lưu giữ tệp giao diện trong máy tính của bạn, lựa chọn nó. (VD ở đây tôi chọn theme AquaMag (aquamag.zip).
Sau khi chọn xong theme nhấn cài đặt.
Sau khi cài đặt thành công, bạn sẽ nhận được thông báo như hình trên. Nhấn kích hoạt để sử dụng giao diện vừa cài đặt, nhấn xem trước để xem trước giao diện, nhấn quay về trang giao diện để trở về trang quản lý giao diện.
Sau khi tích hoạt thành công, một số giao diện cần bạn cài đặt thêm plugin, hãy cài đặt chúng. Ngoài ra, để hỗ trợ việc sử dụng và tối ưu website bạn nên cài đặt một vài plugin hỗ trợ cho SEO, shared, Contact,… ngoài ra bạn nên vào phần cài đặt để tối ưu website của mình.
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét